Kế hoạch 1178/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 1178/KH-UBND
Ngày ban hành 23/08/2021
Ngày có hiệu lực 23/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Kpă Thuyên
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1178/KH-UBND

Gia Lai, ngày 23 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CÁC CẤP, GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thú y năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Công văn số 2173/BNN-TY ngày 14/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thng cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 214/TTr-SNNPTNT ngày 06/8/2021.

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:

I. Thực trạng hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tỉnh Gia Lai

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về tiếp tục đi mới hệ thng tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 18/12/2018 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 591/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố (Trung tâm) trên cơ sở hợp nhất Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông, biên chế khuyến công, biên chế định canh định cư tại các huyện, thị xã, thành phố. Từ đó, tổ chức bộ máy quản lý về thú y tại tỉnh Gia Lai như sau:

- Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành lập theo quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, theo đó Chi cục là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT), giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y. Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y có 01 Phó Chi cục trưởng - Phụ trách, 01 phó Chi cục trưởng, 03 phòng chuyên môn và 02 Trạm Kiểm dịch động vật đu mối giao thông. Tng biên chế công chức được giao năm 2021 là 23 người, trong đó Thạc sỹ 02/23 người (8,7%), Đại học 20/23 người (87%), Trung cấp 1/23 người (4,3%).

- Cấp huyện: theo Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 18/12/2018 của UBND tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện, tự chủ một phần chi thường xuyên (phần cung ứng dịch vụ thú y và bảo vệ thực vật); chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kim tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có thẩm quyền; Trung tâm có chức năng triển khai thực hiện công tác khuyến nông, công tác chuyên môn, kỹ thuật, dịch vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tại địa phương. Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh, phòng Nông nghiệp/Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về chăn nuôi, thú y (kể cả thú y thủy sản), nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật, thủy lợi và tư vấn dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn; UBND cấp huyện tiếp nhận nguyên trạng tổ chức, biên chế, nhiệm vụ, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc liên quan của các Trạm Chăn nuôi và Thú y về Trung tâm trực thuộc UBND cấp huyện. Hiện có 17 Trung tâm/17 huyện, thị xã, thành phố với tổng biên chế được giao là 234 người, hiện có mặt 210 người, trong đó hoạt động mảng công tác thú y là 66 người, bao gồm: Thạc sỹ 2/66 người (3%), Đại học 60/66 người (90,9%), Trung cấp 4/66 người (6%).

- Cấp xã: có nhân viên thú y cấp xã làm nhiệm vụ không chuyên trách theo Nghị quyết số 136/2021/NQ-HĐND ngày 25/2/2021 của Hội đồng nhân dân tnh quy định chức danh, bố trí số lượng người, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người trực tiếp tham gia công việc thôn, tổ dân phố và khoán kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tổng số nhân viên thú y cấp xã hiện đang hoạt động là 168 người/220 xã, phường, thị trấn (52 xã, phường không bố trí nhân viên thú y xã do sp xếp lại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Nghị quyết số 136/NQ-HĐND), trong đó: Đại học 10/168 (6%), Cao đẳng 4/168 (2,4%), Trung cấp 56/168 (33,3%), Sơ cấp 55/168 (32,7), qua tập huấn hoặc chuyên ngành khác 43/168 (25,6%).

Về cơ bản, hệ thống tổ chức bộ máy về thú y đã được tinh giản, thu gọn đu mối quản lý theo quan điểm chỉ đạo chung về sắp xếp bộ máy; tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai nhiệm vụ còn bộc lộ nhiều bất cập, cần được kiện toàn, củng cố, đặc biệt là đội ngũ thú y viên cấp xã nhằm nâng cao năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ về công tác thú y, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo tiến độ, đạt mục tiêu, hiệu quả cao.

- Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp được kiện toàn, củng cvà tăng cường năng lực, bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y có hiệu lực, hiệu quả; kiểm soát tt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế tại địa phương.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan đtriển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch ngành thú y.

- Các sở, ban, ngành, địa phương phát huy vai trò chủ động, đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả và đề ra các giải pháp thực hiện đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị.

III. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp được kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực, bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y có hiệu lực, hiệu quả; kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏa cộng đồng và chủ động hội nhập sâu rộng với quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh động vật, an toàn thực phẩm trên cơ sở chương trình, kế hoạch của quốc gia, phù hợp với điều kiện thực tế của tnh Gia Lai.

[...]