Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2016 đào tạo nông nghiệp cho nông dân trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
Số hiệu | 210/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/08/2016 |
Ngày có hiệu lực | 31/08/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Giang |
Người ký | Trần Đức Quý |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 31 tháng 08 năm 2016 |
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ VÀ DƯỚI 3 THÁNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTTN-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động -TBXH, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 -2020;
Căn cứ Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng giai đoạn 2016- 2020, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020; Các ngành nghề gắn với thực hiện chính sách Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020; Đề án nâng cao chất lượng đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân, tạo việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân.
2. Yêu cầu:
- Ngành Nông nghiệp và PTNT, Lao động - TB&XH, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm không chạy theo số lượng mà thực hiện theo nhu cầu của người dân, điều kiện sản xuất thực tế của cơ sở; lấy chất lượng, hiệu quả, người dân làm trung tâm để thực hiện nhiệm vụ; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân;
- Tổ chức đào tạo các ngành nghề về cây trồng, vật nuôi ở trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng theo phương thức đặt hàng gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh theo hình thức liên kết trong sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; tuyển dụng, sử dụng của doanh nghiệp, hợp tác xã và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh, bền vững.
1. Giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo trình độ Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 33.000 lao động là nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó đào tạo gắn với chính sách Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 19.000 người; Các nghề nông nghiệp khác 14.000 người;
(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)
2. Tỷ lệ nông dân có việc làm sau đào tạo nghề đạt từ 80% trở lên.
1. Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ học nghề
1.1. Đối tượng được hỗ trợ chi phí đào tạo:
- Chi phí đào tạo: Áp dụng theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
- Đối tượng: Lao động là nông dân trực tiếp sản xuất gồm người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ, lao động nông thôn và các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân vay vốn theo chính sách Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND tỉnh.
1.2. Đối tượng được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:
Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ mất việc làm;
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 31 tháng 08 năm 2016 |
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ VÀ DƯỚI 3 THÁNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNNPTTN-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động -TBXH, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 -2020;
Căn cứ Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng giai đoạn 2016- 2020, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020; Các ngành nghề gắn với thực hiện chính sách Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020; Đề án nâng cao chất lượng đào tạo nghề giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân, tạo việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân.
2. Yêu cầu:
- Ngành Nông nghiệp và PTNT, Lao động - TB&XH, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm không chạy theo số lượng mà thực hiện theo nhu cầu của người dân, điều kiện sản xuất thực tế của cơ sở; lấy chất lượng, hiệu quả, người dân làm trung tâm để thực hiện nhiệm vụ; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân;
- Tổ chức đào tạo các ngành nghề về cây trồng, vật nuôi ở trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng theo phương thức đặt hàng gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh theo hình thức liên kết trong sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; tuyển dụng, sử dụng của doanh nghiệp, hợp tác xã và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh, bền vững.
1. Giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo trình độ Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 33.000 lao động là nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó đào tạo gắn với chính sách Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 19.000 người; Các nghề nông nghiệp khác 14.000 người;
(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)
2. Tỷ lệ nông dân có việc làm sau đào tạo nghề đạt từ 80% trở lên.
1. Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ học nghề
1.1. Đối tượng được hỗ trợ chi phí đào tạo:
- Chi phí đào tạo: Áp dụng theo Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
- Đối tượng: Lao động là nông dân trực tiếp sản xuất gồm người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ, lao động nông thôn và các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân vay vốn theo chính sách Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND tỉnh.
1.2. Đối tượng được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:
Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ mất việc làm;
- Hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/học viên/ngày thực học;
- Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/học viên/khóa học nếu địa điểm xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, được hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
1.3. Điều kiện được hỗ trợ học nghề:
- Người học nghề trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn, có sức khỏe phù hợp với nghề cần học (đối với những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề...);
- Mỗi nông dân tham gia học nghề chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách này, những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp xã xem xét quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách này nhưng tối đa không quá 03 lần.
2. Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp
2.1. Các ngành nghề: Nghề theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND; Nghề nông nghiệp khác.
(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)
2.2. Trình độ đào tạo: Đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trình độ Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng.
2.3. Chương trình, giáo trình:
- Sử dụng chương trình, giáo trình ban hành kèm theo Quyết định số 1549/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Xây dựng mới (đối với nghề chưa có chương trình, giáo trình); Thực hiện chỉnh sửa, bổ sung nội dung chương trình, giáo trình cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của nông dân và trình độ nhận thức của người học.
2.4. Đội ngũ giáo viên: Giáo viên, người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và nông dân sản xuất giỏi từ cấp huyện trở lên) phải có trình độ chuyên môn, am hiểu thực tế về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi...,có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc kỹ năng dạy học.
2.5. Đơn vị thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp:
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh (có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang);
- Tạo điều kiện để Trung tâm khuyến công, Trạm khuyến nông, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại được tham gia đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động và bao tiêu sản phẩm (có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Sở Lao động - TBXH tỉnh Hà Giang).
3. Kinh phí đào tạo nghề:
- Tổng kinh phí: 61.272 triệu đồng, trong đó đào tạo nghề theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND là 35.158 triệu đồng; Nghề nông nghiệp khác 26.115 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí từ các chương trình: Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (Nghị quyết 30a); Chương trình CPRP; Ngân sách tỉnh; Ngân sách huyện; Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã và các nguồn hợp pháp khác; Lồng ghép các chương trình dự án khác trên địa bàn.
(Chi tiết theo kế hoạch đào tạo nghề hàng năm của UBND tỉnh)
IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác thông tin tuyên truyền:
- Các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp cần xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân để tập trung chỉ đạo;
- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong các buổi họp thôn bản và tại các phiên chợ... về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập; những mô hình hay, những gia đình nông dân sản xuất giỏi để nông dân biết và tích cực tham gia học nghề.
2. Huy động các nguồn lực:
- Bố trí đủ kinh phí từ các chương trình như: Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới; Chương trình MTQG giảm nghèo (Nghị quyết 30a); Chương trình CPRP; Ngân sách tỉnh; Ngân sách huyện;
- Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác; Lồng ghép các chương trình dự án khác trên địa bàn.
3. Tập huấn đội ngũ giáo viên, người dạy nghề: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy học cho đội ngũ giáo viên, người dạy nghề.
4. Chương trình, giáo trình: Huy động cán bộ kỹ thuật, giáo viên có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về thực tế. Người dạy nghề (nông dân sản xuất giỏi) tham gia chỉnh sửa, bổ sung nội dung chương trình, giáo trình cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của nông dân và trình độ nhận thức của người học.
5. Kiểm tra, giám sát: Tăng cường phối hợp kiểm tra giám sát đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân ở tất cả các cấp để đảm bảo đạt được các mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
1. Trách nhiệm của các Sở
1.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, UBND các huyện và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học cho cán bộ, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn chỉ đạo, định hướng các huyện và các cơ quan liên quan thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân; Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện các hoạt động tuyên truyền về đào tạo nghề cho nông dân;
- Đề xuất các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh; Trung tâm khuyến công; Trạm khuyến nông; cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho nông dân;
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho nông dân. Định kỳ 6 tháng, 1 năm, đột xuất tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh; Bộ Lao động - TB&XH.
1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân hàng năm theo phân công, phân cấp quản lý gửi Sở Lao động - TB&XH để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Trực tiếp chỉ đạo, định hướng cho các huyện, thành phố, các cơ sở đào tạo nghề thuộc tỉnh, ngoài tỉnh, các doanh nghiệp, Hợp tác xã có đủ điều kiện đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên toàn tỉnh;
- Thực hiện lồng ghép có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân với chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông và các chương trình khác;
- Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp;
- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - TB&XH và các đơn vị, cá nhân có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về thực tế tham gia xây dựng mới (đối với nghề chưa có chương trình, giáo trình); chỉnh sửa, bổ sung nội dung chương trình, giáo trình cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của nông dân;
- Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học cho người lao động là nông dân sản xuất giỏi tham gia hướng dẫn thực hành nghề; Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân. Báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm, đột xuất về Sở Lao động - TB&XH.
1.3. Sở Tài chính; Sở Kế hoạch - Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các Sở: Lao động - TB&XH Nông nghiệp và PTNT hằng năm bố trí đủ kinh phí theo kế hoạch để tổ chức thực hiện.
1.4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn; tuyên truyền, phổ biến các mô hình đào tạo nghề hay; những nông dân sau học nghề phát triển sản xuất có hiệu quả; các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đào tạo và sử dụng nhiều nông dân và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân sau đào tạo.
2. Hội doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã: Chủ động cung cấp thông tin thị trường nông nghiệp đầy đủ, kịp thời cho nông dân; tham gia đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm và thực hiện ký hợp đồng đào tạo nghề nông nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Chỉ đạo đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân;
- Chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp về đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân tới các xã;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân. Báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm, đột xuất về Sở Lao động - TBXH, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề, tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo nghề tổ chức thực hiện đào tạo;
- Phối hợp tốt với các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp; Trung tâm khuyến công, Trạm khuyến nông; cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại vào thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn quản lý;
- Thống kê số lao động có nhu cầu học nghề trên địa bàn; nhu cầu sử dụng lao động và bao tiêu sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại, đảm bảo có trên 80% lao động nông dân sau học nghề có việc làm hoặc gắn với bao tiêu sản phẩm cho nông dân;
- Xác nhận vào đơn xin học nghề của lao động trong xã về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học;
- Mở sổ theo dõi số lao động đã qua đào tạo nghề, số người có việc làm sau đào tạo nghề, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, giàu, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn;
- Phối hợp kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề trên địa bàn xã.
5. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức triển khai tuyển sinh đào tạo đảm bảo đúng tiến độ, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ hỗ trợ, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành;
- Xây dựng kế hoạch, dự toán chi phí đào tạo nghề; có danh sách trích ngang học viên và hợp đồng ký kết lao động đào tạo được gắn với địa chỉ sử dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc theo mô hình phát triển kinh tế tại địa phương (Không tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập có được sau đào tạo);
- Phối hợp với UBND xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn sau đào tạo;
- Tự theo dõi, đánh giá kết quả đào tạo nghề theo các tiêu chí giám sát, đánh giá hàng quý, từ đó có sự điều chỉnh để phấn đấu;
- Báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm về Sở Lao động - TB&XH, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Trên đây là kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho nông dân giai đoạn 2016 - 2020. Yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các xã; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện; Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN
2016-2020
(Ban hành kèm theo kế hoạch số: 210/KH-UBND ngày
31/8/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)
STT |
Đơn vị/tên nghề đào tạo |
Tổng số giai đoạn (2016-2020) |
Trong đó |
||||||||||
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
|||||||||
Số người |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Số người |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Số người |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Số người |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Số người |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Số người |
Kinh phí (Triệu đồng) |
||
A |
TỔNG CỘNG |
33.000 |
61.272 |
5.000 |
9.308 |
6.460 |
11.934 |
6.615 |
12.240 |
7.145 |
13.285 |
7.780 |
14.506 |
I |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
19.000 |
35.158 |
3.000 |
5.547 |
4.120 |
7.612 |
3.865 |
7.122 |
3.710 |
6.869 |
4.305 |
8.008 |
1 |
Trồng chè |
2.955 |
5.474 |
335 |
614 |
670 |
1.237 |
750 |
1.391 |
590 |
1.097 |
610 |
1.136 |
2 |
Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP |
1.230 |
2.229 |
230 |
412 |
300 |
537 |
240 |
456 |
240 |
430 |
220 |
394 |
3 |
Trồng cây dược liệu |
2.810 |
5.262 |
245 |
459 |
525 |
988 |
575 |
1.070 |
775 |
1.447 |
690 |
1.297 |
4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
8.195 |
15.358 |
1.565 |
2.903 |
1.835 |
3.450 |
1.420 |
2.665 |
1.405 |
2.636 |
1.970 |
3.704 |
5 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật |
2.760 |
5.070 |
485 |
917 |
510 |
899 |
530 |
937 |
525 |
972 |
710 |
1.345 |
6 |
Thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò |
280 |
353 |
0 |
0 |
35 |
44 |
70 |
88 |
70 |
88 |
105 |
132 |
7 |
Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò |
735 |
1.368 |
105 |
198 |
245 |
456 |
280 |
515 |
105 |
198 |
0 |
0 |
II |
Các nghề nông nghiệp khác |
14.000 |
26.115 |
2.000 |
3.761 |
2.340 |
4.322 |
2.750 |
5.118 |
3.435 |
6.416 |
3.475 |
6.498 |
1 |
Trồng và chăm sóc cây ăn quả (ôn đới và nhiệt đới) |
975 |
1.842 |
105 |
198 |
175 |
331 |
205 |
387 |
245 |
463 |
245 |
463 |
2 |
Trồng cây lương thực |
1.630 |
3.005 |
175 |
317 |
295 |
548 |
330 |
608 |
410 |
757 |
420 |
776 |
3 |
Trồng lúa năng suất cao |
140 |
251 |
0 |
0 |
35 |
63 |
35 |
63 |
35 |
63 |
35 |
63 |
4 |
Trồng ngô |
350 |
662 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
5 |
Trồng rau an toàn |
2.260 |
4.144 |
390 |
723 |
340 |
623 |
450 |
820 |
520 |
952 |
560 |
1.027 |
6 |
Trồng cây tam giác mạch |
350 |
662 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
7 |
Trồng rừng |
410 |
757 |
0 |
0 |
35 |
66 |
95 |
176 |
140 |
258 |
140 |
258 |
8 |
Trồng lạc, đậu tương |
560 |
1.058 |
175 |
331 |
70 |
132 |
70 |
132 |
105 |
198 |
140 |
265 |
9 |
Trồng nấm, mộc nhĩ |
905 |
2.075 |
175 |
382 |
100 |
232 |
210 |
487 |
245 |
568 |
175 |
406 |
10 |
Trồng cây công nghiệp |
175 |
313 |
0 |
0 |
70 |
125 |
35 |
63 |
0 |
0 |
70 |
125 |
11 |
Trồng và khai thác rừng trồng |
105 |
191 |
|
|
|
|
|
|
|
|
70 |
125 |
12 |
Thâm canh cây trồng |
210 |
376 |
0 |
0 |
35 |
63 |
35 |
63 |
70 |
125 |
70 |
125 |
13 |
Sản xuất giống cây trồng |
855 |
1.560 |
175 |
324 |
140 |
254 |
155 |
282 |
140 |
254 |
245 |
446 |
14 |
Nông lâm kết hợp |
210 |
397 |
0 |
0 |
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
15 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm |
1.820 |
3.371 |
210 |
386 |
350 |
648 |
380 |
701 |
450 |
841 |
430 |
796 |
16 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn |
280 |
512 |
280 |
512 |
|
|
|
|
|
|
|
|
17 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho dê, thỏ |
70 |
132 |
70 |
132 |
|
|
|
|
|
|
|
|
18 |
Nuôi cá nước ngọt |
385 |
714 |
0 |
0 |
105 |
195 |
105 |
195 |
70 |
129 |
105 |
195 |
19 |
Nuôi trồng thủy sản |
740 |
1.360 |
105 |
191 |
100 |
186 |
195 |
360 |
200 |
365 |
140 |
258 |
20 |
Nuôi trồng thủy sản thâm canh |
315 |
564 |
0 |
0 |
70 |
125 |
105 |
188 |
70 |
125 |
70 |
125 |
21 |
Sản xuất kinh doanh giống thủy sản |
170 |
304 |
0 |
0 |
35 |
63 |
30 |
54 |
70 |
125 |
35 |
63 |
22 |
Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng |
175 |
203 |
0 |
0 |
35 |
41 |
35 |
41 |
70 |
81 |
35 |
41 |
23 |
Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi (trâu, bò) |
350 |
752 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
175 |
376 |
175 |
376 |
24 |
Phòng trị bệnh cho vật nuôi, thủy sản nước ngọt |
140 |
251 |
0 |
0 |
35 |
63 |
35 |
63 |
70 |
125 |
0 |
0 |
25 |
Chế biến và bảo quản nông lâm sản |
175 |
221 |
0 |
0 |
35 |
44 |
35 |
44 |
70 |
88 |
35 |
44 |
26 |
Chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại |
245 |
439 |
0 |
0 |
70 |
125 |
35 |
63 |
70 |
125 |
70 |
125 |
B |
CHI TIẾT CÁC HUYỆN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
QUẢN BẠ |
2.525 |
4.772 |
455 |
860 |
445 |
841 |
455 |
860 |
590 |
1.115 |
580 |
1.096 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
1.845 |
3.487 |
455 |
860 |
250 |
472 |
320 |
605 |
380 |
718 |
440 |
832 |
1.1 |
Trồng cây dược liệu |
560 |
1.058 |
140 |
265 |
70 |
132 |
90 |
170 |
120 |
227 |
140 |
265 |
1.2 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
620 |
1.172 |
140 |
265 |
90 |
170 |
120 |
227 |
120 |
227 |
150 |
284 |
1.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật |
665 |
1.257 |
175 |
331 |
90 |
170 |
110 |
208 |
140 |
265 |
150 |
284 |
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
680 |
1.285 |
0 |
0 |
195 |
369 |
135 |
255 |
210 |
397 |
140 |
265 |
2.1 |
Trồng cây lương thực |
265 |
501 |
|
|
90 |
170 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.2 |
Trồng và chăm sóc cây ăn quả (ôn đới và nhiệt đới) |
205 |
387 |
|
|
35 |
66 |
30 |
57 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm |
140 |
265 |
|
|
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
|
0 |
2.4 |
Nuôi cá nước ngọt |
70 |
132 |
|
|
35 |
66 |
35 |
66 |
|
0 |
|
0 |
II |
YÊN MINH |
3.545 |
6.793 |
735 |
1.404 |
630 |
1.199 |
620 |
1.195 |
790 |
1.516 |
770 |
1.479 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
2.030 |
3.809 |
350 |
661 |
420 |
787 |
420 |
787 |
420 |
787 |
420 |
787 |
1.1 |
Trồng chè |
280 |
521 |
|
|
70 |
130 |
70 |
130 |
70 |
130 |
70 |
130 |
1.2 |
Trồng cây dược liệu |
175 |
331 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
1.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
1.260 |
2.381 |
280 |
529 |
245 |
463 |
245 |
463 |
245 |
463 |
245 |
463 |
1.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật |
315 |
576 |
35 |
66 |
70 |
128 |
70 |
128 |
70 |
128 |
70 |
128 |
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
1.515 |
2.984 |
385 |
743 |
210 |
412 |
200 |
408 |
370 |
729 |
350 |
692 |
2.1 |
Trồng cây lương thực |
295 |
558 |
35 |
66 |
70 |
132 |
30 |
57 |
90 |
170 |
70 |
132 |
2.2 |
Trồng Lạc, Đậu tương |
315 |
595 |
105 |
198 |
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm |
275 |
520 |
70 |
132 |
35 |
66 |
30 |
57 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.4 |
Trồng rau an toàn |
280 |
529 |
70 |
132 |
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.5 |
Trồng nấm, mộc nhĩ |
280 |
650 |
35 |
81 |
35 |
81 |
70 |
162 |
70 |
162 |
70 |
162 |
2.6 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn |
70 |
132 |
70 |
132 |
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
ĐỒNG VĂN |
3.670 |
6.936 |
660 |
1.247 |
630 |
1.191 |
595 |
1.125 |
700 |
1.323 |
1.085 |
2.051 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
2.060 |
3.893 |
310 |
586 |
350 |
662 |
280 |
529 |
385 |
728 |
735 |
1.389 |
1.1 |
Trồng chè |
70 |
132 |
|
|
70 |
132 |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Trồng cây dược liệu |
280 |
529 |
|
|
|
|
|
|
105 |
198 |
175 |
331 |
1.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
350 |
662 |
70 |
132 |
|
0 |
|
0 |
|
|
280 |
529 |
1.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật |
835 |
1.578 |
135 |
255 |
105 |
198 |
140 |
265 |
175 |
331 |
280 |
529 |
1.5 |
Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò |
525 |
992 |
105 |
198 |
175 |
331 |
140 |
265 |
105 |
198 |
|
|
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
1.610 |
3.043 |
350 |
662 |
280 |
529 |
315 |
595 |
315 |
595 |
350 |
662 |
2.1 |
Trồng ngô |
350 |
662 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.2 |
Trồng và chăm sóc cây ăn quả (ôn đới và nhiệt đới) |
315 |
595 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.3 |
Trồng rau an toàn |
210 |
397 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
2.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm |
280 |
529 |
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.5 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn |
35 |
66 |
35 |
66 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.6 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho dê, thỏ |
70 |
132 |
70 |
132 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.7 |
Trồng cây tam giác mạch |
350 |
662 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
IV |
MÈO VẠC |
3.250 |
6.118 |
635 |
1.221 |
735 |
1.344 |
620 |
1.142 |
595 |
1.140 |
665 |
1.272 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
1.435 |
2.562 |
315 |
595 |
490 |
866 |
280 |
469 |
175 |
316 |
175 |
316 |
1.1 |
Trồng cây dược liệu |
175 |
331 |
|
|
70 |
132 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
1.2 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
805 |
1.521 |
210 |
397 |
280 |
529 |
105 |
198 |
105 |
198 |
105 |
198 |
1.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật |
455 |
709 |
105 |
198 |
140 |
204 |
140 |
204 |
35 |
51 |
35 |
51 |
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
1.815 |
3.557 |
320 |
626 |
245 |
478 |
340 |
673 |
420 |
824 |
490 |
956 |
2.1 |
Trồng cây lương thực |
245 |
463 |
|
|
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.2 |
Trồng rừng |
235 |
444 |
|
|
35 |
66 |
60 |
113 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.3 |
Trồng Lạc, Đậu tương |
245 |
463 |
70 |
132 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
2.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm |
210 |
397 |
|
|
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.5 |
Trồng rau an toàn |
355 |
671 |
145 |
274 |
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
2.6 |
Trồng nấm, mộc nhĩ |
350 |
788 |
105 |
219 |
35 |
81 |
70 |
162 |
70 |
162 |
70 |
162 |
2.7 |
Nuôi cá nước ngọt |
175 |
331 |
|
|
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
V |
VỊ XUYÊN |
3.880 |
7.045 |
840 |
1.504 |
725 |
1.326 |
775 |
1.376 |
735 |
1.367 |
805 |
1.474 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
1.715 |
3.045 |
385 |
689 |
490 |
905 |
385 |
678 |
245 |
427 |
210 |
346 |
1.1 |
Trồng chè |
105 |
188 |
|
|
70 |
125 |
35 |
63 |
|
|
|
|
1.2 |
Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP |
105 |
188 |
|
|
70 |
125 |
35 |
63 |
|
|
|
|
1.3 |
Trồng cây dược liệu |
315 |
564 |
35 |
63 |
|
|
70 |
125 |
140 |
251 |
70 |
125 |
1.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
840 |
1.553 |
350 |
627 |
280 |
529 |
70 |
132 |
70 |
132 |
70 |
132 |
1.5 |
Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò |
210 |
376 |
|
|
70 |
125 |
140 |
251 |
|
|
|
|
1.6 |
Thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò |
140 |
176 |
|
|
|
|
35 |
44 |
35 |
44 |
70 |
88 |
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
2.165 |
4.001 |
455 |
814 |
235 |
421 |
390 |
698 |
490 |
940 |
595 |
1.128 |
2.1 |
Trồng cây lương thực |
460 |
823 |
105 |
188 |
70 |
125 |
90 |
161 |
90 |
161 |
105 |
188 |
2.2 |
Sản xuất giống cây trồng |
350 |
627 |
70 |
125 |
70 |
125 |
70 |
125 |
35 |
63 |
105 |
188 |
2.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm |
310 |
555 |
105 |
188 |
35 |
63 |
70 |
125 |
30 |
54 |
70 |
125 |
2.4 |
Trồng rau an toàn |
305 |
546 |
105 |
188 |
30 |
54 |
70 |
125 |
30 |
54 |
70 |
125 |
2.5 |
Nuôi trồng thủy sản |
390 |
698 |
70 |
125 |
30 |
54 |
90 |
161 |
130 |
233 |
70 |
125 |
2.6 |
Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi (trâu, bò) |
350 |
752 |
|
|
|
|
|
|
175 |
376 |
175 |
376 |
VI |
BẮC QUANG |
2.395 |
4.321 |
385 |
689 |
490 |
884 |
485 |
895 |
455 |
814 |
580 |
1.038 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
1.645 |
2.971 |
315 |
564 |
320 |
573 |
345 |
644 |
365 |
653 |
300 |
537 |
1.1 |
Trồng chè |
480 |
859 |
105 |
188 |
90 |
161 |
90 |
161 |
105 |
188 |
90 |
161 |
1.2 |
Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP |
645 |
1.181 |
140 |
251 |
140 |
251 |
105 |
215 |
140 |
251 |
120 |
215 |
1.3 |
Trồng cây dược liệu |
90 |
161 |
|
0 |
|
0 |
60 |
107 |
30 |
54 |
|
|
1.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
430 |
770 |
70 |
125 |
90 |
161 |
90 |
161 |
90 |
161 |
90 |
161 |
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
750 |
1.350 |
70 |
125 |
170 |
311 |
140 |
251 |
90 |
161 |
280 |
501 |
2.1 |
Trồng cây lương thực |
295 |
528 |
35 |
63 |
30 |
54 |
70 |
125 |
90 |
161 |
70 |
125 |
2.2 |
Trồng cây công nghiệp |
175 |
313 |
|
|
70 |
125 |
35 |
63 |
|
|
70 |
125 |
2.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm |
140 |
254 |
|
|
35 |
66 |
35 |
63 |
|
0 |
70 |
125 |
2.4 |
Trồng và khai thác rừng trồng |
105 |
191 |
|
|
35 |
66 |
|
|
|
|
70 |
125 |
2.5 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn |
35 |
63 |
35 |
63 |
|
|
|
|
|
|
|
|
VII |
QUANG BÌNH |
3.085 |
5.412 |
240 |
430 |
620 |
1.088 |
645 |
1.133 |
860 |
1.495 |
720 |
1.267 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
1.410 |
2.524 |
240 |
430 |
270 |
483 |
300 |
537 |
300 |
537 |
300 |
537 |
1.1 |
Trồng chè |
480 |
859 |
90 |
161 |
90 |
161 |
100 |
179 |
100 |
179 |
100 |
179 |
1.2 |
Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP |
480 |
859 |
90 |
161 |
90 |
161 |
100 |
179 |
100 |
179 |
100 |
179 |
1.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
450 |
806 |
60 |
107 |
90 |
161 |
100 |
179 |
100 |
179 |
100 |
179 |
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
1.675 |
2.888 |
0 |
0 |
350 |
604 |
345 |
596 |
560 |
958 |
420 |
730 |
2.1 |
Sản xuất kinh doanh giống thủy sản |
170 |
304 |
|
|
35 |
63 |
30 |
54 |
70 |
125 |
35 |
63 |
2.2 |
Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng |
175 |
203 |
|
|
35 |
41 |
35 |
41 |
70 |
81 |
35 |
41 |
2.3 |
Phòng trị bệnh cho vật nuôi, thủy sản nước ngọt |
140 |
251 |
|
|
35 |
63 |
35 |
63 |
70 |
125 |
|
|
2.4 |
Trồng rau an toàn |
210 |
376 |
|
|
35 |
63 |
35 |
63 |
70 |
125 |
70 |
125 |
2.5 |
Nuôi trồng thủy sản thâm canh |
315 |
564 |
|
|
70 |
125 |
105 |
188 |
70 |
125 |
70 |
125 |
2.6 |
Chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại |
245 |
439 |
|
|
70 |
125 |
35 |
63 |
70 |
125 |
70 |
125 |
2.7 |
Thâm canh cây trồng |
210 |
376 |
|
|
35 |
63 |
35 |
63 |
70 |
125 |
70 |
125 |
2.8 |
Sản xuất giống cây trồng |
210 |
376 |
|
|
35 |
63 |
35 |
63 |
70 |
125 |
70 |
125 |
VIII |
XÍN MẦN |
3.040 |
5.657 |
350 |
662 |
630 |
1.169 |
715 |
1.329 |
665 |
1.234 |
680 |
1.263 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
2.275 |
4.211 |
210 |
397 |
525 |
970 |
525 |
970 |
525 |
970 |
490 |
904 |
1.1 |
Trồng chè |
420 |
794 |
|
|
70 |
132 |
175 |
331 |
70 |
132 |
105 |
198 |
1.2 |
Trồng cây dược liệu |
560 |
1.058 |
|
|
175 |
331 |
105 |
198 |
175 |
330 |
105 |
198 |
1.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
910 |
1.720 |
210 |
397 |
175 |
331 |
175 |
331 |
175 |
331 |
175 |
331 |
1.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật |
245 |
463 |
|
|
70 |
132 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
1.5 |
Thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò |
140 |
176 |
|
|
35 |
44 |
35 |
44 |
35 |
44 |
35 |
44 |
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
765 |
1.446 |
140 |
265 |
105 |
198 |
190 |
359 |
140 |
265 |
190 |
359 |
2.1 |
Trồng cây lương thực |
70 |
132 |
|
|
|
|
35 |
66 |
|
|
35 |
66 |
2.2 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm |
190 |
359 |
|
|
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
50 |
95 |
2.3 |
Nuôi trồng thủy sản |
210 |
397 |
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
35 |
66 |
35 |
66 |
2.4 |
Sản xuất giống cây trồng |
295 |
558 |
105 |
198 |
35 |
66 |
50 |
95 |
35 |
66 |
70 |
132 |
IX |
HOÀNG SU PHÌ |
4.070 |
7.560 |
420 |
771 |
770 |
1.433 |
810 |
1.509 |
925 |
1.704 |
1.145 |
2.142 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
2.950 |
5.553 |
350 |
639 |
500 |
1.058 |
565 |
1.068 |
610 |
1.153 |
865 |
1.635 |
1.1 |
Trồng chè |
700 |
1.323 |
140 |
265 |
140 |
265 |
140 |
265 |
140 |
265 |
140 |
265 |
1.2 |
Trồng cây dược liệu |
585 |
1.106 |
35 |
66 |
140 |
265 |
145 |
274 |
135 |
255 |
130 |
246 |
1.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
1.455 |
2.750 |
105 |
198 |
245 |
463 |
245 |
463 |
300 |
567 |
560 |
1.058 |
1.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật |
175 |
331 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
1.5 |
Thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò |
35 |
44 |
35 |
44 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
1.120 |
2.006 |
70 |
132 |
210 |
375 |
245 |
441 |
315 |
551 |
280 |
507 |
2.1 |
Trồng và chăm sóc cây ăn quả (ôn đới và nhiệt đới) |
455 |
860 |
70 |
132 |
70 |
132 |
105 |
198 |
105 |
198 |
105 |
198 |
2.2 |
Nuôi trồng thủy sản |
140 |
265 |
|
|
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
2.3 |
Trồng rau an toàn |
140 |
265 |
|
|
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
35 |
66 |
2.4 |
Chế biến và bảo quản nông lâm sản |
175 |
221 |
|
|
35 |
44 |
35 |
44 |
70 |
88 |
35 |
44 |
2.5 |
Nông lâm kết hợp |
210 |
397 |
|
|
35 |
66 |
35 |
66 |
70 |
132 |
70 |
132 |
X |
TP. HÀ GIANG |
1.495 |
2.760 |
35 |
63 |
455 |
828 |
380 |
694 |
315 |
577 |
310 |
598 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
595 |
1.149 |
35 |
63 |
175 |
327 |
175 |
327 |
70 |
139 |
140 |
294 |
1.1 |
Trồng chè |
140 |
277 |
|
|
|
|
70 |
132 |
35 |
72 |
35 |
72 |
1.2 |
Trồng cây dược liệu |
70 |
125 |
|
|
35 |
63 |
35 |
63 |
|
|
|
|
1.3 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
315 |
592 |
35 |
63 |
140 |
265 |
70 |
132 |
35 |
66 |
35 |
66 |
1.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho ong lấy mật |
70 |
155 |
|
|
|
|
|
|
|
|
70 |
155 |
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
900 |
1.611 |
0 |
0 |
280 |
501 |
205 |
367 |
245 |
439 |
170 |
304 |
2.1 |
Trồng lúa năng suất cao |
140 |
251 |
|
|
35 |
63 |
35 |
63 |
35 |
63 |
35 |
63 |
2.2 |
Trồng rau an toàn |
345 |
618 |
|
|
105 |
188 |
65 |
116 |
105 |
188 |
70 |
125 |
2.3 |
Nuôi cá nước ngọt |
140 |
251 |
|
|
35 |
63 |
35 |
63 |
35 |
63 |
35 |
63 |
2.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm |
275 |
492 |
|
|
105 |
188 |
70 |
125 |
70 |
125 |
30 |
54 |
XI |
BẮC MÊ |
2.045 |
3.898 |
245 |
457 |
330 |
632 |
515 |
984 |
515 |
999 |
440 |
827 |
1 |
Các nghề gắn với thực hiện CS NQ 209 |
1.040 |
1.954 |
35 |
63 |
270 |
508 |
270 |
508 |
235 |
442 |
230 |
433 |
1.1 |
Trồng chè |
280 |
521 |
|
|
70 |
130 |
70 |
130 |
70 |
130 |
70 |
130 |
1.2 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò |
760 |
1.433 |
35 |
63 |
200 |
378 |
200 |
378 |
165 |
312 |
160 |
302 |
2 |
Các nghề nông nghiệp khác |
1.005 |
1.945 |
210 |
394 |
60 |
123 |
245 |
476 |
280 |
557 |
210 |
394 |
2.1 |
Trồng rau an toàn |
415 |
743 |
35 |
63 |
30 |
54 |
140 |
251 |
105 |
188 |
105 |
188 |
2.2 |
Trồng nấm, mộc nhĩ |
275 |
638 |
35 |
81 |
30 |
70 |
70 |
162 |
105 |
244 |
35 |
81 |
2.3 |
Trồng rừng |
175 |
313 |
|
|
|
|
35 |
63 |
70 |
125 |
70 |
125 |
2.4 |
Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn |
140 |
251 |
140 |
251 |
|
|
|
|
|
|
|
|