Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2023 về hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023-2025

Số hiệu 208/KH-UBND
Ngày ban hành 13/11/2023
Ngày có hiệu lực 13/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Trần Chí Cường
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 208/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 13 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ, PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRONG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

Căn cứ Nghị quyết số 106/QN-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/5/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Căn cứ Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 13/9/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025.

UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch Hỗ trợ, phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) theo định hướng phát triển bền vững; ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển HTX NN gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; mở rộng quy mô, thu hút nông dân, người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tham gia, đưa HTX NN trở thành mô hình kinh tế - xã hội quan trọng ở khu vực nông thôn; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; tăng thu nhập cho người nông dân; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo điều kiện, động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nâng cao.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Số lượng HTX NN hoạt động đạt loại Tốt, Khá chiếm từ 60% trở lên.

b) Xây dựng 02 - 03 mô hình HTX NN kiểu mới hoạt động hiệu quả.

c) Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp tăng ít nhất 10%; doanh thu tăng ít nhất 20%; khoảng 30% HTX NN có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

d) Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phấn đấu có trên 30% HTX NN ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

đ) Có khoảng 30% cán bộ quản lý HTX NN (Ban Giám đốc, thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) được đào tạo nghề Giám đốc HTX NN theo chương trình đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở đào tạo khác; ưu tiên đào tạo lực lượng cán bộ trẻ, cán bộ nữ tham gia quản lý, điều hành HTX NN.

e) Hình thành mạng lưới khuyến nông, tổ khuyến nông cộng đồng, các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia tư vấn, hỗ trợ phát triển HTX NN.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với HTX

a) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể; phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và Liên minh HTX thành phố đối với phát triển HTX NN.

b) Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác; tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về mô hình HTX kiểu mới; trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc và giải pháp xử lý các tình huống điển hình phát sinh trong thực tiễn để nâng cao năng lực, kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức, quản lý kinh tế hợp tác.

2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về HTX

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ, chủ trương phát triển HTX NN như: Luật HTX năm 2023, các văn bản hướng dẫn thi hành, chính sách khuyến khích phát triển HTX,... với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, thành viên HTX và Nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa và mục tiêu, nhiệm vụ của việc phát triển HTX NN trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn thành phố.

3. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực HTX

a) Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, thành viên của HTX.

b) Tổ chức lớp đào tạo chương trình sơ cấp giám đốc HTX trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

c) Thực hiện chính sách thu hút cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp về làm việc tại các HTX NN, ưu tiên các HTX trên địa bàn huyện Hòa Vang theo quy định tại Nghị quyết số 72/2021/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND thành phố quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025.

4. Hỗ trợ thành lập mới, giải thể HTX NN

[...]