Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Kế hoạch 325/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 325/KH-UBND
Ngày ban hành 31/08/2022
Ngày có hiệu lực 31/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Quý Phương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 325/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 88/NQ-CP NGÀY 22/7/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 10/02/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22/7/2022 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

Nhằm triển khai thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 10-NQ/TW). Xác định những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan cùng hành động để phát triển bền vững ngành địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng của đất nước.

II. NHIỆM VỤ

1. Phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị

Trong năm 2022, các Sở, ban, ngành; các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thành việc phổ biến, quán triệt toàn diện nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Tăng cường tuyên truyền phổ biến, quán triệt pháp luật về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản và vai trò, vị trí của ngành địa chất và công nghiệp khai khoáng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản nhằm sử dụng khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả, trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp hài hòa với bảo tồn, dự trữ cho tương lai.

2. Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống quy phạm pháp luật về khoáng sản

- Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Luật khoáng sản năm 2010; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nội dung về công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

- Hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh sau khi Luật Khoáng sản (sửa đổi) được ban hành.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng dưới mọi hình thức (các hội nghị, hội thảo; báo, đài, truyền thông, mạng xã hội,... các hình thức khác phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ, đặc điểm vùng miền đối với dân tộc thiểu số) nhằm thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản; về vai trò, vị trí của ngành địa chất và công nghiệp khai khoáng; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến ngay sau khi các văn bản được ban hành đến các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

- Tăng cường hướng dẫn, giám sát thực hiện Luật khoáng sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ, các Bộ, ngành và văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Hoàn thành tích hợp quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế về phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự báo nhu cầu, đánh giá năng lực, khả năng khai thác, chế biến khoáng sản trong tỉnh theo kỳ kế hoạch để lập quy hoạch, kế hoạch khai thác phục vụ nguyên vật liệu sản xuất cho các công trình, nhà máy chế biến, phục vụ nhu cầu sử dụng trong và ngoài tỉnh.

- Định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch khảo sát, thăm dò tài nguyên khoáng sản để bổ sung phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng khoáng sản trong quy hoạch. Xác định rõ tiềm năng khoáng sản theo từng chủng loại về mức độ nghiên cứu, trữ lượng, quy mô phân bố. Định hướng cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của tỉnh và địa phương theo phân cấp quản lý, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn cụ thể của tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, công nghiệp khai khoáng, bảo vệ môi trường; thu hồi giấy phép khai thác, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là lợi dụng để đầu cơ, tích trữ, nâng giá; đánh giá, dự báo và đề xuất giải pháp trong đánh giá tác động môi trường, đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc và thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ khoáng sản.

- Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị tài nguyên khoáng sản minh bạch, hiệu quả; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của địa phương, người dân nơi khai thác khoáng sản. Cấp phép dự án khai thác khoáng sản cho tổ chức doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với địa chỉ sử dụng khoáng sản, đồng thời phải đảm bảo quy định của pháp luật. Hạn chế dần việc cấp phép khai thác khoáng sản là đất cho sản xuất gạch nung, tiến tới phát triển gạch không nung, vật liệu khác thay thế nhằm hạn chế khí thải CO2, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

- Xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu về tài nguyên địa chất, khoáng sản; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

- Hoàn thành chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ lẻ, nhất là khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường không hiu quả kinh tế - xã hội, gây lãng phí nhiều tài nguyên, năng lượng nhm bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

III. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên địa chất, khoáng sản; bảo vệ môi trường, sinh thái, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về địa chất, khoáng sản.

2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân đxảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng. Thu hồi giấy phép khai thác, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là lợi dụng để đầu cơ, tích trữ, nâng giá, thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều tra địa chất, khoáng sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo tiến độ chuyển đổi số ngành địa chất, khoáng sản.

4. Đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm trong nghiên cứu, điều tra các khoáng sản ẩn sâu; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, khoáng sản, không gian ngầm và quản trị tài nguyên khoáng sản; điều tra, khảo sát các di sản địa chất; cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

5. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước kết hợp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch để có đầy đủ thông tin, dữ liệu địa chất phục vụ mục tiêu (quốc phòng, an ninh, giao thông, xây dựng, công thương, nông nghiệp...).

6. Hàng năm, các địa phương lập kế hoạch bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách của địa phương đbảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

7. Rà soát đề xuất điều chỉnh sản lượng khai thác một số loại khoáng sản phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn theo quy định của Luật Quy hoạch theo hướng ưu tiên cho nhu cầu sử dụng trong nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]