Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 98/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 202/KH-UBND
Ngày ban hành 01/10/2021
Ngày có hiệu lực 01/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 202/KH-UBND

 Cần Thơ, ngày 01 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 98/NQ-CP NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 59-NQ/TW NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt Nghị quyết số 98/NQ-CP), UBND thành phố Cần Thơ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Việc xây dựng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nhằm quán triệt đầy đủ và tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP, tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành và Nhân dân thành phố Cần Thơ.

2. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và lâu dài, phải thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm; sự quyết tâm chính trị cao của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ; Chương trình số 03-CTr/TU ngày 04 tháng 11 năm 2020 của Ban Thường vụ Thành ủy.

3. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 98/NQ-CP của Chính phủ thành những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của ngành, từng địa phương nhằm khai thác hiệu quả, phát huy nội lực, tiềm năng, lợi thế của thành phố Cần Thơ; kịp thời phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ, của các Bộ ngành trung ương trong tổ chức thực hiện.

4. Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cho các cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, thời gian hoàn thành cụ thể; thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu đề ra tại Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 98/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ và 07 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, UBND thành phố đề nghị các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện, cùng cộng đồng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và Nhân dân thành phố, nỗ lực phấn đấu, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội

a) Giao Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện:

- Triển khai ngay công tác nghiên cứu, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 98/NQ-CP trong toàn thể đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, trong cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động, về cơ hội, thuận lợi, thách thức, cũng như những yếu tố tiềm năng, lợi thế, vị thế mới, xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nội dung tổ chức thực hiện gắn với việc tiếp tục nghiên cứu, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, quyết tâm đưa các Nghị quyết đi vào thực tiễn, tạo bước phát triển toàn diện, bứt phá mới của thành phố, ngay trong giai đoạn đầu của Nghị quyết.

- Có sự phối hợp tốt hơn với các Bộ, ngành Trung ương, với các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong vùng ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan thông tấn, báo, đài, thông qua các phương tiện thông tin, mạng xã hội, để tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện, đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.

- Nội dung thực hiện và tổ chức tiến hành với quy mô sâu rộng, hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường và nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, mạng xã hội trong công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện.

b) Giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, cung cấp thông tin cho báo, đài tuyên truyền sâu rộng về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Chủ động phối hợp, đề xuất thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ

Giao Sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện chủ động đề xuất nội dung, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trung ương sớm xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được nêu tại Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ; tăng cường theo dõi, kịp thời báo cáo UBND thành phố chỉ đạo thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền.

3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm để phát huy vai trò là trung tâm, cực tăng trưởng của vùng ĐBSCL và cả nước

a) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Viện Kinh tế xã hội thành phố, các Sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện: Tập trung đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các phương án phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghiệp công nghệ thông tin; phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng và đem lại giá trị gia tăng cao, trong đó du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chú trọng phát triển dịch vụ hỗ trợ, logistics; phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả cao thông qua ứng dụng công nghệ cao, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với phát triển du lịch, thị trường tiêu thụ, tạo lập thương hiệu nông sản và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. nghiên cứu, đề xuất xây dựng cung quy hoạch thành phố.

b) Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện:

- Tổ chức thực hiện điều chỉnh Đồ án Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ theo hướng đô thị sông nước, sinh thái, văn minh và hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và là đô thị hạt nhân của vùng ĐBSCL, đảm bảo đồng bộ với Quy hoạch thành phố.

- Tập trung rà soát Chương trình phát triển đô thị thành phố Cần Thơ, điều chỉnh kịp thời, đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển thực tế của thành phố và các quy định pháp luật có liên quan. Hướng dẫn UBND quận, huyện công tác thực hiện và quản lý theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn theo định hướng phát triển các đô thị vệ tinh tại các huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai; khu đô thị sinh thái huyện Phong Điền; đô thị truyền thống quận Ninh Kiều; đô thị hiện đại tại các quận: Cái Răng, Bình Thủy, Thốt Nốt; thực hiện thí điểm xây dựng đô thị thông minh và mô hình quản trị đô thị ở một số quận trong giai đoạn 2021 - 2025, từng bước nhân rộng ra toàn thành phố sau năm 2025.

c) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với từng giai đoạn; chiến lược, kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn, đa dạng sinh học, ứng phó, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

d) Giao các Sở: Công Thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện:

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học, nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, tạo đột phá năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với tạo lập thương hiệu nông sản, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng văn minh hiện đại, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập, điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn.

- Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường, gắn với công nghệ thông minh, chú trọng phát triển công nghiệp xanh, phát triển công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp công nghệ thông tin... Áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc.

- Đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tập thể, ưu tiên phát triển các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao; thực hiện các chính sách tập trung đất đai và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn theo chuỗi giá trị; nghiên cứu áp dụng một số thành tựu điển hình về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nước và quốc tế.

[...]