Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 198/KH-UBND về cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố Cần Thơ năm 2022

Số hiệu 198/KH-UBND
Ngày ban hành 21/09/2022
Ngày có hiệu lực 21/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 198/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 21 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022

Trong năm 2021, chỉ số PCI thành phố Cần Thơ đạt 68,06 điểm xếp hạng 12/63 tỉnh thành và xếp trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành “Tốt” của cả nước. Để tiếp tục cải thiện về môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Cần Thơ năm 2022, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ ban hành kế hoạch cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố Cần Thơ năm 2022 (Kế hoạch), như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Toàn hệ thống chính trị nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư; đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Duy trì và tăng điểm các chỉ số tăng điểm của năm 2021 như: Tiếp cận đất đai; Chi phí không chính thức; Tính năng động của chính quyền tỉnh; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Thiết chế pháp lý;

b) Cải thiện và tăng điểm các chỉ số giảm điểm của năm 2021 như: Gia nhập thị trường; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Cạnh tranh bình đẳng; Đào tạo lao động;

c) Điểm tổng hợp PCI phấn đấu đạt 69,7 điểm. Điểm các chỉ số thành phần theo Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch.

II. YÊU CẦU

1. Yêu cầu Thủ trưởng sở, ban, ngành thành phố và Chủ tịch UBND quận, huyện đổi mới tư duy, nắm vững nội dung các chỉ số thành phần PCI, chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đề ra giải pháp thiết thực, tích cực, kịp thời; xác định rõ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc lĩnh vực quản lý phù hợp với tình hình thực tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại đơn vị phụ trách, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố.

Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 19/01/2022 về việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/1/2021 của Chính phủ, Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 1/10/2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiếp tục quán triệt nhận thức cán bộ, công chức, viên chức về tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ và sự năng động, sáng tạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.

2. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì làm đầu mối thực hiện việc cải thiện điểm số và thứ hạng từng Chỉ số thành phần có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì và cùng chịu trách nhiệm về các Chỉ số thành phần thuộc lĩnh vực phụ trách.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường”

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện:

- Tiếp tục thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư so với quy định;

- Chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đầu tư; hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp trực tuyến;

- Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục sau đăng ký thành lập doanh nghiệp như đăng ký tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số điện tử... trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;

- Chủ trì phối hợp Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội, Cục Thuế thành phố: xây dựng cơ chế phối hợp giúp doanh nghiệp khai trình việc sử dụng lao động, đề nghị cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội và đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp được thực hiện đồng thời trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;

b) Cục Thuế thành phố: chỉ đạo các Chi cục thuế khu vực trực thuộc sớm hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục liên quan đến việc sử dụng hóa đơn, kê khai thuế điện tử... sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

c) Các Sở, ban ngành thành phố, UBND quận, huyện:

- Thực hiện niêm yết các bộ thủ tục hành chính, công khai mức phí, lệ phí tại Bộ phận một cửa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân dtiếp cận và dễ thực hiện;

- Chủ động giải quyết thủ tục hành chính chuyên ngành thuộc lĩnh vực phụ trách sau đăng ký thành lập doanh nghiệp để rút ngắn thời gian chính thức đi vào hoạt động cho doanh nghiệp, liên thông nhóm thủ tục hành chính, như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép xây dựng; đủ điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho lao động nước ngoài, đánh giá tác động môi trường, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, khí; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải,...;

d) Các cơ quan có cấp phép đủ điều kiện kinh doanh thực hiện:

[...]