Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu 192/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2019
Ngày có hiệu lực 13/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Lê Ngọc Hưng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/KH-UBND

Lào Cai, ngày 13 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Tính đến hết năm 2018, công tác giáo dục nghề nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả nhất định: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề từng bước được đầu tư cơ bản đồng bộ; hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu đào tạo ở 03 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ngày một tăng. Đtiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI; UBND tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh, trong nước, ngoài nước góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu

- Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành, địa phương và đơn vị sử dụng lao động; tỷ lệ lao động được giáo dục nghề nghiệp ngày phát triển, quy mô tuyển sinh đào tạo tương xứng với năng lực hệ thống giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu thị trường lao động.

- Gắn phát triển nghề nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng giải quyết việc làm sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, chương trình giáo trình, gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính, giúp cho người học tiếp cận và làm theo những mô hình, điểm trình diễn đã có; đội ngũ nhà giáo có đủ năng lực và trình độ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp và có khả năng thực hành tốt.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và đất nước; chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, lĩnh vực dịch vụ thương mại và trong nội bộ từng ngành.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Về cơ cấu, số lượng, trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp

a) Về số lượng đào tạo.

Giai đoạn 2019 - 2021: Tập trung đào tạo 40.200 lao động, trong đó trình độ cao đẳng: 2.700 người; trung cấp: 9.500 người; sơ cấp và dưới 3 tháng: 28.000 người.

Giai đoạn 2022 - 2025: Tập trung đào tạo mới; đào tạo, bồi dưỡng lại cho khoảng 46.400 lao động, trong đó: trình độ cao đẳng khoảng: 3.600 người; trung cấp khoảng: 12.000 người; sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng: 30.800 người.

Giai đoạn 2026 - 2030: Tập trung đào tạo mới, bồi dưỡng lại cho khoảng 60.000 lao động, trong đó: trình độ cao đẳng: khoảng 6.000 người; trung cấp khoảng: 22.000 người; sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng: 32.000 người.

b) Về cơ cấu đào tạo:

Tập trung đào tạo các nghề thuộc các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như: Lĩnh vực du lịch và dịch vụ, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, trong đó tập trung vào các ngành/nghề mũi nhn và chất lượng cao, cụ thể:

- Lĩnh vực công nghệ thông tin; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu: Chế tạo thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, công nghệ tái chế, tái sử dụng rác thải đô thị,...

- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Công nghệ ô tô, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản; công nghệ tuyển; công nghệ luyện kim; điện công nghiệp; công nghệ xây dựng, các công trình công nghiệp đặc biệt;...

- Lĩnh vực dịch vụ - du lịch: Quản lý du lịch; nhân viên marketing du lịch, điều hành du lịch; quản trị du lịch - khách sạn và hướng dẫn du lịch; chế biến đồ uống, thực phẩm cao cấp; tiếp viên Hàng không; An ninh hàng không theo tiêu chuẩn; nhân viên phục vụ mặt đất; nhân viên phục vụ hành khách; du lịch và lữ hành hàng không nội địa và quốc tế...

- Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Áp dụng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới, giống loài thủy sản sạch bệnh; công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính; công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP các nghề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;...

c) Mở rộng quy mô đào tạo:

- Phấn đấu đến năm 2021, quy mô tuyển sinh các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt 10.000 người/năm; ít nhất 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.

- Phấn đấu đến năm 2025, quy mô tuyển sinh đạt 12.000 người/năm; ít nhất 85% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.

[...]