Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 2471/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Số hiệu 2471/KH-UBND
Ngày ban hành 01/04/2019
Ngày có hiệu lực 01/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký H'Yim Kđoh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2471/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 01 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ, ngày 28/12/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030;

Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk xây dựng Kế hoạch tổ chức, thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mc đích

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh, trong nước, ngoài nước, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu

Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần chú trọng cả quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo. Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động.

Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu thị trường lao động, với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt quan tâm đến giải quyết việc làm sau đào tạo.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành; bảo đảm đáp ứng nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động; góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cu kinh tế, lao động.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về số lượng, cơ cấu ngành nghề, quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp:

a) Về số lượng tuyển sinh đào tạo:

- Giai đoạn 2019 - 2020: đào tạo cho 71.860 lao động.

- Giai đoạn 2021 - 2025: đào tạo cho 201.603 lao động.

- Giai đoạn 2026 - 2030: đào tạo cho 249.899 lao động.

b) Về ngành nghề đào tạo:

- Dịch vụ và du lịch, gồm các nghề: Hướng dẫn du lịch; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Nghiệp vụ bán hàng; Nghiệp vụ lễ tân; Nghiệp vụ lưu trú; Kỹ thuật chế biến món ăn; Kỹ thuật pha chế đồ uống; Kỹ thuật làm bánh; Chăm sóc sắc đẹp;...

- Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, gồm các nghề: Bê tông; Cốt pha - giàn giáo, cốt thép - hàn; cấp thoát nước; Nê - Hoàn thiện; Kỹ thuật xây dựng; Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi; Thiết kế đồ họa; Trang trí nội thất;…

- Công nghệ kỹ thuật cơ khí, gồm các nghề: cắt gọt kim loại; Gò; Hàn; Sửa chữa máy nông nghiệp; Công nghệ ô tô; Sửa chữa máy nâng chuyển;...

- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, gồm các nghề: Điện dân dụng; Điện công nghiệp; Vận hành điện trong nhà máy điện; Cơ điện nông thôn; Cơ điện tử; Điện tử dân dụng, công nghiệp;...

- Công nghệ hóa học, vật liệu, gồm các nghề: Công nghệ sơn tĩnh điện; Công nghệ sơn ô tô; Xử lý nước thải công nghiệp;...

- Công nghệ sản xuất, gồm các nghề: Sản xuất các chất vô cơ; Sản xuất các chất phân bón; Chế biến mủ cao su; Sản xuất gạch không nung;...

- Nông lâm nghiệp, thủy sản, gồm các nghề: Lâm sinh; Làm vườn; Cây cảnh; Nuôi trồng thủy sản; Thú y; Trồng rau, hoa công nghệ cao; Chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghệ cao theo hướng VietGap; Bảo vệ thực vật trên cây trồng; Chăn nuôi đại gia sục theo hướng hàng hóa;...

- Công nghệ chế biến, gồm các nghề: Cà phê; Ca cao; Cao su; Đồ gỗ gia dụng;...

[...]