Kế hoạch 1899/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 1899/KH-UBND
Ngày ban hành 29/05/2017
Ngày có hiệu lực 29/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Võ Ngọc Thành
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1899/KH-UBND

Gia Lai, ngày 29 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 20/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Thực hiện Chthị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chthị s20/CT-TTg cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chthị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã đề ra.

- Thông qua việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp s tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, đồng thời giảm thiểu tình trạng sách nhiễu, gây phiền hà cho các doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quy chế phối hợp gia các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp quản lý hợp tác xã và tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Về xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm

- Hàng năm, các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo đúng chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, gửi về Thanh tra tỉnh. Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra hàng năm của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh chủ trì tổng hợp, xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kim tra doanh nghiệp hàng năm phải đảm bảo nguyên tắc không thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp;

- Trường hợp phát hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của đơn vị mình có trùng lặp, chồng chéo với hoạt động của Kiểm toán nhà nước thì chủ động đxuất UBND tỉnh trao đi với Kiểm toán nhà nước thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trhoạt động bình thường của doanh nghiệp (thực hiện thông qua Thanh tra tnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh).

2. Về thực hiện Kế hoạch thanh tra, kim tra đã được phê duyệt

- Các cơ quan, đơn vị tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp theo đúng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được UBND tỉnh phê duyệt;

- Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra chđược thực hiện sau khi có ý kiến của UBND tỉnh và điều chnh theo hướng không làm tăng số cuộc thanh tra;

- Nội dung thanh tra phải rõ ràng, giới hạn trong phạm vi, thẩm quyền của cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra; việc ban hành kết luận thanh tra phải đúng thời hạn theo quy định.

- Trong quá trình thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt, nếu phát hiện thấy nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra có chồng chéo, trùng lặp với cơ quan thực hiện chức năng thanh tra khác hoặc Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra phải báo cáo ngay với UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh để có giải pháp xử lý phù hợp, tránh chồng chéo, trùng lặp và đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan, đơn vị.

3. Về thanh tra, kiểm tra đột xuất

- Việc thanh tra, kiểm tra đột xuất chđược thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng và phải đảm bảo nguyên tắc thanh tra, kiểm tra không quá một lần/năm đối với các doanh nghiệp.

- Quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với doanh nghiệp chđược ban hành sau khi có ý kiến của UBND tỉnh; Kết luận thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm.

- Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra; trưng đoàn thanh tra, kiểm tra; công chức thanh tra chuyên ngành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra, kiểm tra của mình, phải làm rõ nguyên nhân, mức độ vi phạm và kiến nghị, đề xuất xử lý đối với cá nhân, tổ chức có liên quan theo các dấu hiệu đã được xác định là căn cứ đra quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất. Không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất.

4. Về kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra

- Hàng năm, Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra để tổ chức kiểm tra việc chấp hành Chthị s20/CT-TTg, việc thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt; kịp thời phát hiện các cơ quan, đơn vị thực hiện không đúng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt; xử lý hoặc đề xuất xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có vi phạm.

- Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và các cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng chng chéo, trùng lặp; quyết định thanh tra, kiểm tra thiếu căn cứ, không ban hành được kết luận thanh tra, kiểm tra theo các dấu hiệu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định.

III. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc sở, thủ trưởng các ban, ngành tnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có chức năng thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện Kế hoạch này.

[...]