Kế hoạch 1886/KH-UBND về cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Quảng Bình năm 2021 và các năm tiếp theo

Số hiệu 1886/KH-UBND
Ngày ban hành 10/09/2021
Ngày có hiệu lực 10/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1886/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 10 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (PAR INDEX); CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (SIPAS) TÌNH QUẢNG BÌNH NĂM 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Ngày 30/12/2020, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1149/QĐ-BNV về việc phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”; theo đó, bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) cấp tỉnh được cấu trúc trên 8 lĩnh vực, 43 tiêu chí và 102 tiêu chí thành phần (TCTP); với thang điểm đánh giá là 100 điểm. Bộ tiêu chí có 2 phần: Phần đánh giá kết quả CCHC: 66,5 điểm; phần đánh giá qua điều tra xã hội học (DTXHH): 33,5 điểm (gồm: 10 điểm đánh giá qua Chỉ số mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và 23,5 điểm đánh giá qua khảo sát lãnh đạo, quản lý).

Kết quả năm 2020, Chỉ số PAR INDEX tỉnh Quảng Bình đạt 82,33 điểm, tăng 1,53 điểm so với năm 2019, xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố, giảm 14 bậc so với năm 2019. (Điểm điều tra XHH đạt 29,34 điểm, trong đó điểm SIPAS đạt 7,83 điểm, giảm 0,51 điểm so với năm 2019; điểm điều tra lãnh đạo quản lý đạt 18,16 điểm, giảm 0,25 điểm so với năm 2019).

Chỉ số SIPAS tỉnh Quảng Bình năm 2020 đạt 78,88%, giảm 4,55% so với năm 2019; xếp thứ 60/63 tỉnh, thành phố, giảm 19 bậc so với năm 2019 (năm 2019, Quảng Bình đạt 83,43%, xếp thứ 41/63 tỉnh, thành phố).

Thực hiện Thông báo kết luận số 257-TB/TU ngày 16/7/2021 của Tỉnh ủy tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ năm; Thông báo số 263-TB/TU của Thường trực Tỉnh ủy về nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh; Kết luận của Chủ tịch UBND tại Thông báo số 2597/TB-UBND ngày 16/7/2021 của Văn phòng UBND tại Hội nghị đánh giá và bàn các giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Bình năm 2020. Phát huy những mặt mạnh, khắc phục kịp thời những điểm còn hạn chế Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS tỉnh Quảng Bình năm 2021 và các năm tiếp theo, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đề cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành trong nhận thức và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS tỉnh Quảng Bình năm 2021 và những năm tiếp theo.

- Tiếp tục nỗ lực và nâng cao các nội dung, tiêu chí (TC), tiêu chí thành phần (TCTP) chỉ số PAR INDEX đạt điểm và thứ hạng thấp; cải thiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế năm 2020, nhằm nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS tỉnh Quảng Bình năm 2021 và những năm tiếp theo.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch số 4979/KH-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh về kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 và tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương về kết quả đánh giá, xếp hạng chỉ số CCHC của tỉnh năm 2020, xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm và đề ra các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện.

- Tiếp tục nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về kết quả thực hiện CCHC.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố ngoài các nhiệm vụ trên, phải có giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số các tiêu chí công bố, công khai thủ tục hành chính và kết quả giải quyết hồ sơ.

- Ngoài ra, để nâng cao Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI, Chỉ số PCI yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

+ Căn cứ Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về thực hiện Chương trình hành động số 03-CTr/TU ngày 09/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để cụ thể hóa các nhiệm vụ, tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả; định kỳ hàng quý, năm, báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

+ Tăng cường kiểm tra việc giải quyết TTHC tại các phòng, ban chuyên môn và Bộ phận một cửa các đơn vị trực thuộc; tuyên truyền, phổ biến các quy định về cung ứng dịch vụ công trực tuyến để người dân, tổ chức, doanh nghiệp hiểu và thực hiện.

+ Rà soát TTHC để đề xuất giảm thời gian giải quyết hồ sơ, bố trí cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, kỹ năng giao tiếp tốt để thực hiện tại Bộ phận một cửa, một cửa liên thông các cấp. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức liên quan đến TTHC đảm bảo theo quy định.

II. NHIỆM VỤ

1. Các nội dung: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy; Cải cách công vụ

Sở Nội vụ Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 và tình hình thực tiễn của địa phương, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về: Cải cách hành chính; kiểm tra công tác CCHC; tinh giản biên chế; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trước ngày 20/12 hàng năm.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành báo cáo định kỳ về cải cách hành chính, gửi Bộ Nội vụ đảm bảo chất lượng và thời gian theo yêu cầu; các báo cáo: Đánh giá về rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; thống kê về tình hình, kết quả sử dụng biên chế; bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm; kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức; kết quả tinh giản biên chế; kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính.

- Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ.

- Thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị, các tổ chức bên trong đơn vị và kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp trường, cấp phó các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổ chức lại các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, mầm non có quy mô nhỏ, nhiều trường trên cùng địa bàn xã, phường, thị trấn, địa bàn không rộng, giao thông thuận lợi, dân cư ổn định để có phương án sáp nhập thành một Trường Tiểu học hoặc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (trường 2 cấp học) và có thêm điểm trường, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập tại đơn vị hành chính cấp xã mới sáp nhập địa giới hành chính theo Nghị quyết số 862/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu sửa đổi chế độ phụ cấp cho cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết TTHC tại Trung tâm hành chính công, Bộ phận một cửa cấp sở, cấp huyện, cấp xã theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.

[...]