Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 185/KH-UBND về cải thiện và nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, chỉ số Cải cách hành chính tỉnh Hà Giang năm 2022

Số hiệu 185/KH-UBND
Ngày ban hành 11/07/2022
Ngày có hiệu lực 11/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Hoàng Gia Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 185/KH-UBND

Hà Giang, ngày 11 tháng 07 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-BNV ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phê duyệt Đề án xác định chỉ số Cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 352/QĐ-BNV ngày 29/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt và công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2021 (gọi tắt là Chỉ số SIPAS); Quyết định số 362/QĐ-BNV ngày 06/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính (gọi tắt là Chỉ số PAR INDEX) năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2021 chỉ số SIPAS tỉnh Hà Giang đạt 88,46 %, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố (tăng 0,86% và 7 bậc so với năm 2020), chỉ số Par index đạt 86,77%, xếp thứ 28/63 (tăng 2,9 điểm và 5 bậc so với năm 2020).

Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục kịp thời những điểm còn hạn chế về Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAR INDEX năm 2021, Ủy ban nhân dân (sau đây gọi tắt là UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch cải thiện và nâng cao Chỉ số SIPAS, chỉ số PAR INDEX tỉnh Hà Giang năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường nhận thức và nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, của đội ngũ CBCCVC trong nhận thức và tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị góp phần cải thiện và nâng cao Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAR INDEX tỉnh Hà Giang.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC nhà nước năm 2022 nhằm tạo động lực thực sự để CBCCVC thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ công.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao điểm số các nội dung, tiêu chí (TC), tiêu chí thành phần (TCTP) Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAR INDEX đã đạt điểm và thứ hạng từ nhóm B (từ 80% đến dưới 90%) trở lên; cải thiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế năm 2021, nhằm giữ và thăng hạng bền vững Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAR INDEX tỉnh Hà Giang.

2. Yêu cầu

- Các cơ quan, đơn vị; đặc biệt là các sở ngành được giao nhiệm vụ chủ trì tham mưu các nội dung, lĩnh vực CCHC: (1) Sở Tư pháp (lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL),(2) Văn phòng UBND tỉnh (lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính), (3) Sở Nội vụ (các lĩnh vực chỉ đạo điều hành CCHC, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách chế độ công vụ), (4) Sở Tài chính (lĩnh vực cải cách tài chính công, TC thực hiện thu ngân sách theo kế hoạch được Chính phủ giao), (5) Sở Thông tin và Truyền thông (xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số), (6) Sở Khoa học và Công nghệ (TC áp dụng quy trình ISO) (7) Sở Kế hoạch và Đầu tư (các TC về mức độ thu hút đầu tư, mức độ phát triển doanh nghiệp của tỉnh, tỷ lệ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn, mức độ thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội do HĐND tỉnh giao); (8) các sở ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã (các TC chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ, chỉ số hài lòng về giải quyết TTHC, chỉ số hài lòng về công chức giải quyết TTHC, chỉ số hài lòng về kết quả giải quyết TTHC, chỉ số hài lòng về tiếp nhận, xử lý phản ánh liên quan đến TTHC) phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc; đánh giá đầy đủ và chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC tại địa phương theo Bộ tiêu chí của Bộ Nội vụ ban hành.

- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 24/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án số 56/ĐA-UBND ngày 30/8/2021 của UBND tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ giai đoạn 2021- 2025, Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 (Quyết định số 2611/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của UBND tỉnh Hà Giang), Chỉ thị số 623/CT-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Hà Giang về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ công vụ trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 7/6/2021 của UBND tỉnh về Cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Hà Giang năm 2022.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số SIPAS, chỉ số PARINDEX; phát huy tinh thần, trách nhiệm của CBCCVC.

- Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh phải cụ thể hoá thành Kế hoạch của ngành mình, cấp mình, có giải pháp phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị; tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về UBND tỉnh theo quy định.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nội dung và mục tiêu “Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính”.

1.1. Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã:

- Bảo đảm mức độ hoàn thành kế hoạch cải cách hành chính năm: Hoàn thành từ 100% kế hoạch trở lên;

- Thực hiện chế độ báo cáo CCHC định kỳ (gồm các báo cáo quý, báo cáo 6 tháng và báo cáo năm về CCHC đảm bảo về số lượng, nội dung và thời gian theo quy định).

- Về kiểm tra công tác CCHC trong năm phải được triển khai thực hiện tối thiểu từ 30% trở lên đối với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện. 100% các vấn đề phát hiện qua kiểm tra (bất cập, vướng mắc, vi phạm...) phải được xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC dưới nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề về CCHC; đăng tải thông tin trên website của tỉnh, trên Đài phát thanh - Truyền hình của tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử và các hình thức tuyên truyền khác.

- Có ít nhất 3 sáng kiến hoặc giải pháp mới về công tác CCHC được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của tỉnh.

1.2. Văn phòng UBND tỉnh: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh trong năm.

2. Nội dung và mục tiêu “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL của tỉnh”:

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã:

[...]