Kế hoạch 1865/KH-UBND năm 2015 về phát triển giáo dục và đào tạo năm 2016 do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 1865/KH-UBND
Ngày ban hành 01/09/2015
Ngày có hiệu lực 01/09/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Huyện Nhà Bè
Người ký Trần Hải Yến
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NHÀ BÈ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1865/KH-UBND

Nhà Bè, ngày 01 tháng 9 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2016

Căn cứ văn bản số 2859/BGDĐT-KHTC ngày 11 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2016;

Thực hiện công văn số 2029/GDĐT-KHTC ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm 2016,

Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2014 (năm học 2014-2015), ước thực hiện kế hoạch năm 2015 (năm học 2015-2016); xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2016 như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2014 (Năm học 2014-2015) VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2015 (Năm học 2015- 2016)

I. Đánh giá chung bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhà Bè

Huyện Nhà Bè là huyện thuộc ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp Quận 7, phía Đông giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và huyện cần Giờ, phía Nam giáp huyện cần Giuộc (Long An) và phía Tây giáp huyện Bình Chánh.

Huyện Nhà Bè có 6 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 100.41km2 và dân số là 135544 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12.6 ‰, tăng cơ học là 3.59‰. Với lợi thế về tiềm năng đất đai, nhiều dự án về khu dân cư, các khu công nghiệp đang hình thành và phát triển, đặc biệt là khu công nghiệp Cảng đang từng bước phát triển tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè là nơi thu hút dân cư chuyển đến làm ăn, sinh sống. Vì thế, trong những năm qua, dân số tăng nhanh, số dân nhập cư tạm thời nhiều, trong đó có trẻ em trong độ tuổi đến trường, ảnh hưởng đến việc biên chế trường lớp hàng năm.

Cùng với tốc độ phát triển của Huyện về dân số, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu lao động thì công tác giáo dục và đào tạo tại Huyện tiếp tục được quan tâm và không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng. Hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo ngày càng tốt hơn về yêu cầu giáo dục toàn diện.

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, cùng với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của Huyện, khu công nghiệp ngày càng thu hút công nhân từ nơi khác đến, số người lưu trú ngày càng nhiều đã tạo áp lực về dân số nên ngành Giáo dục và Đào tạo Huyện cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng chung như tiến độ đầu tư phát triển trường lớp dù có tăng hơn so với những năm trước song vẫn không đáp ứng đủ theo nhu cầu học tập, đặc biệt là các khu vực thị trấn và khu công nghiệp, khu chung cư, khu nhà ở công nhân,...

II. Thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo của Huyện

1. Phát triển mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh

1.1. Giáo dục mầm non

- Trong năm học 2014-2015, toàn Huyện có 08 trường mầm non công lập. Trong đó, có 03 trường tập trung 01 điểm (MN/ Vành Khuyên, Thị trấn Nhà Bè, Hướng Dương); 05 trường còn lại có ít nhất từ 1 điểm trường đến nhiều nhất là 4 điểm (MN/ Sơn Ca - 1, Mạ Non -1, Đồng Xanh -1, Sao Mai - 1, Họa Mi -4). Có 02 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (MN/ Vành Khuyên, Đồng Xanh).

- Về đầu tư xây dựng trường mầm non theo quy hoạch của Huyện: xây mới các trường mầm non đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2014-2015 (MN/Hướng Dương - 20 phòng học; Họa Mi cơ sở 2 -8 phòng học); xây mới trường mầm non Phú Xuân (MN Tuổi Ngọc - 8 phòng học) khánh thành vào tháng 4/2015 và đang đưa vào hoạt động đầu năm học 2015-2016; Trường mầm non Đồng Xanh được xây mới bổ sung thêm 4 phòng học, đáp ứng nhu cầu GDMN tại địa phương; Trường mầm non Vành Khuyên được sửa chữa nâng cấp đạt chuẩn toàn bộ và kịp sử dụng ngay đầu năm học 2014-2015 theo chương trình xây dựng Nông thôn mới. Ngoài ra, các trường mầm non trong Huyện đều được nâng cấp sửa chữa để đảm bảo hoạt động tốt hơn (MN/ Sơn Ca, Thị trấn Nhà Bè, Sao Mai, Mạ Non).

Bên cạnh việc phát triển các cơ sở GDMN do Nhà nước đầu tư, việc xã hội hóa trường, lớp mầm non tại Huyện tiếp tục được khuyến khích, góp phần cùng với Nhà nước đã giải quyết được số lượng lớn trẻ mầm non ra lớp. Từ đầu năm học đến nay đã tiến hành thẩm định 05 cơ sở (trong đó, có 04 cơ sở đề nghị thành lập mới; 01 cơ sở đề nghị thành lập lại). Hiện nay, toàn Huyện có 35 cơ sở GDMN ngoài công lập (trong đó, có 07 trường mầm non và 28 cơ sở quy mô nhóm, lớp - tăng 03 cơ sở so với năm học trước). Đang giải quyết: 01 thành lập trường mới, 01 chuyển loại hình từ lớp mầm non, 02 thành lập lớp mầm non mới.

- Về số phòng học, các trường công lập có 87 phòng học và 122 phòng học ở khối ngoài công lập.

Tổ chức biên chế thành 56 nhóm nhà trẻ (tăng 19 nhóm) và 153 lớp mẫu giáo (tăng 09 lớp so với năm học trước). Trong đó, công lập: 89 lớp (NT: 14 nhóm , MG: 75 lớp); ngoài công lập: 120 lớp (NT: 42 nhóm, MG: 78 lớp).

- Huy động số trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp, có 1140/3270 - tỷ lệ 34,9% (chỉ tiêu 30%) trẻ trong độ tuổi nhà trẻ là 4913/5216 - tỷ lệ 94,2% (chỉ tiêu 90%) trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Đạt 100% trẻ trong toàn Huyện được học bán trú và 2 buổi trong ngày. Trong đó, trẻ 5 tuổi được học bán trú và 2 buổi đạt 100%. Đảm bảo tỷ lệ trẻ ra lớp giữa mầm non công lập và ngoài công lập theo Đề án của Thành phố (trẻ nhà trẻ học công lập: 337/1140 trẻ, đạt 29.56 %; trẻ mẫu giáo học công lập: 2944/4913 trẻ, đạt 59.92%).

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 và tiếp tục duy trì kết quả PCGDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2013, huyện Nhà Bè tập trung thực hiện và hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2014 như sau:

+ Huy động trẻ sinh năm 2008 ra lớp: 1430/1430 - đạt 100% (chuẩn 95%).

+ Hoàn thành chương trình: 1395/1430 trẻ - đạt 97.69% (chuẩn 90%).

+ 7/7 xã - thị trấn hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi năm 2014.

+ Đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng: 17/1430-đạt 1.19%.

1.2. Giáo dục phổ thông

a. Giáo dục tiểu học

- Trong năm học 2014-2015, toàn Huyện có 12 trường tiểu học công lập, không có loại hình tư thục. Đảm bảo mỗi xã, thị trấn có 1 đến 2 trường tiểu học, cự ly đi lại hợp lý, phù hợp địa bàn dân cư.

[...]