Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Quyết định 3033/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 95/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2022
Ngày có hiệu lực 31/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Trần Văn Tuấn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 31 tháng 05 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 3033/QĐ-BGDĐT NGÀY 30/9/2021 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Thực hiện Quyết định số 3033/QĐ-BGDĐT ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) lĩnh vực GDĐT giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định một số chỉ tiêu để tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực nhằm phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững với đồng bào DTTS lĩnh vực giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ưu tiên chăm lo phát triển giáo dục đào tạo cho đồng bào DTTS, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc.

2. Yêu cầu

Các ban, ngành, cơ quan, địa phương xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; từ đó cụ thể hóa các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực giáo dục đào tạo với những cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án phù hợp với tình hình địa phương, địa bàn vùng đồng bào DTTS.

Tổ chức quán triệt sâu rộng đến toàn thể nhân dân, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, nắm bắt xuyên suốt quá trình triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực giáo dục đào tạo có hiệu quả cao nhất.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xác định các nhiệm vụ, giải pháp và chỉ tiêu cụ thể để tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GDĐT giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; rút ngắn khoảng cách phát triển về GDĐT đối với đồng bào DTTS, nhất là ở các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và thị xã Phú Mỹ.

2. Mục tiêu cụ thể

STT

Chỉ tiêu giám sát đối với đồng bào DTTS

Kết quả đã thực hiện tính đến năm 2020

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1

Tỷ lệ học sinh DTTS đi học chung cấp tiểu học

100

100

100

2

Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học

95,8

99

100

3

Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành chương trình tiểu học

94,2

99,5

100

4

Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành cấp tiểu học

98,9

99

99,5

5

Tỷ lệ học sinh DTTS đi học chung cấp trung học sơ sở

89,9

92

97

6

Tỷ lệ trẻ em DTTS đi học đúng độ tuổi cấp trung học sơ sở

96,9

97

98

7

Tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành cấp trung học sơ sở

83,1

85

87

8

Tỷ lệ học sinh DTTS tốt nghiệp trung học sơ sở

98,0

99

99,5

9

Tỷ lệ trẻ em DTTS ngoài nhà trường ở độ tuổi đi học tiểu học

0,9

0,4

0,2

10

Tỷ lệ trẻ em DTTS ngoài nhà trường ở độ tuổi đi học trung học cơ sở

8,4

6

2

11

Tỷ lệ trẻ em DTTS dưới 5 tuổi đến trường được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội

100

100

100

12

Tỷ lệ huy động trẻ em DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo

99,1

99,3

99,5

13

Tỷ lệ nữ giới người DTTS từ 15 - 60 tuổi biết chữ

91,2

94

97

14

Tỷ lệ người DTTS từ 15 - 60 tuổi biết chữ

86,1

98

99,5

15

Tỷ lệ trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông có học sinh bán trú có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại, cung cấp kiến thức về HIV

100

100

100

16

Tỷ lệ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông có học sinh bán trú đạt chuẩn trình độ được đào tạo trở lên

100

100

100

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước về GDĐT trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS

a) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Quyết định số 970/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với Mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

b) UBND các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Phú Mỹ tiến hành rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng DTTS bảo đảm đủ cơ sở pháp lý, có cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và đặc điểm người học là người DTTS; lồng ghép các chỉ tiêu về phát triển bền vững trong giáo dục đối với đồng bào DTTS vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo thực hiện. Đưa kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phát triển bền vững trong giáo dục đối với đồng bào DTTS vào tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua hằng năm.

c) Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về việc đảm bảo tất cả trẻ em DTTS được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học; tất cả trẻ em DTTS hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng; tất cả trẻ em gái và trai DTTS đều được bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.

d) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về giáo dục đối với đồng bào DTTS. Hằng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện của các cấp quản lí địa phương, các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về GDĐT đối với đồng bào DTTS.

2. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục công tác vùng DTTS đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

a) Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục vùng DTTS, đặc biệt tại trường phổ thông DTNT tỉnh theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, từ đó có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đạt chuẩn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục thực hiện lộ trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên các cấp đạt chuẩn theo luật Giáo dục năm 2019.

b) Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục các cấp học vùng DTTS về nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với học sinh ở vùng này nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Quan tâm, duy trì việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên người DTTS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

c) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực xậy dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kĩ năng lồng ghép các nội dung giáo dục trong quản lí và dạy học cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục vùng DTTS để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục học sinh về kĩ năng sống, giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa dân tộc,…

d) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên tham gia công tác phổ cập, xóa mù chữ vùng DTTS.

đ) Khuyến khích việc nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm dạy tiếng DTTS (chủ yếu là tiếng Chơro).

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục dân tộc

a) Thực hiện công tác thống kê, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS các địa phương, đề xuất chính sách kịp thời thúc đẩy dự phát triển về GDĐT của các DTTS và rút ngắn khoảng cách đạt được về các chỉ tiêu phát triển bền vững.

[...]