Kế hoạch 1958/KH-SGDĐT thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Số hiệu 1958/KH-SGDĐT
Ngày ban hành 13/06/2022
Ngày có hiệu lực 13/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hoài Nam
Lĩnh vực Đầu tư,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1958/KH-SGDĐT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 04 THÁNG 6 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025;

Sở Giáo dục và Đào tạo lập Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2022 với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 39,00% số cơ sở và 32,50% số người học vào cuối năm 2022. Cụ thể:

2.1. Đối với giáo dục mầm non: Đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc có số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh do di dân cơ học:

Phấn đấu đến cuối năm 2022, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt 67,50% với số trẻ em theo học đạt 57,50%.

2.2. Đối với giáo dục phổ thông:

Phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ các trường phổ thông ngoài công lập là 14,00% và số học sinh theo học đạt 7,50%.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách

- Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành của Ủy ban nhân dân Thành phố, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu; tham mưu đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan.

Cụ thể:

+ Tham mưu, đề xuất giải pháp tạo điều kiện để nhà đầu tư sử dụng đất không nằm trong quy hoạch giáo dục xây dựng trường phổ thông tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội hóa giáo dục, thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và giảm áp lực sĩ số lên hệ thống trường công lập của Thành phố.

+ Đề xuất xem xét các Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) khi áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có quy định về diện tích tối thiểu từ 8-10 m2/ học sinh.

+ Đối với các lĩnh vực hoạt động giáo dục liên quan đến cơ sở giáo dục ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ lên lớp chính khóa, dịch vụ tư vấn du học, văn phòng đại diện: Tham mưu hoàn thiện khung pháp lý về các quy định điều kiện cơ sở vật chất (tiêu chuẩn cụ thể về phòng học, các phòng chức năng, trang thiết bị dạy học), điều kiện về nhân sự (tiêu chí cụ thể đối với giáo viên: các loại chứng chỉ giảng dạy tương đương với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: TESOL, TKT,...);

- Tham mưu hoàn thiện khung khổ pháp lý về địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; về sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước;

- Tham mưu đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng;

- Tham mưu xây dựng, ban hành chính sách về quyền lợi của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội ngũ nhà giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.

2. Cải thiện môi trường đầu tư

- Rà soát các điều kiện đầu tư, các chính sách thuế, chính sách đất đai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch; giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhà đầu tư trong quá trình thành lập, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch; không phân biệt cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập, người học đều được tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước; Đối với vốn viện trợ ODA: Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tiếp cận, thụ hưởng vốn viện trợ ODA theo quy định của pháp luật liên quan; Đối với vốn vay nước ngoài (vay ODA, vay ưu đãi): Các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thuộc đối tượng được cấp phát từ nguồn vốn vay; Đối với vốn vay tín dụng trong nước: Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn tín dụng trong nước ưu đãi (nếu có).

3. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ