Kế hoạch 186/KH-UBND thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh Yên Bái năm 2021 và các năm tiếp theo

Số hiệu 186/KH-UBND
Ngày ban hành 06/08/2021
Ngày có hiệu lực 06/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Ngô Hạnh Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 186/KH-UBND

Yên Bái, ngày 06 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC; CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA TỈNH YÊN BÁI NĂM 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO.

Ngày 24/6/2021, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) của tỉnh Yên Bái năm 2020. Theo đó, tỉnh Yên Bái được xếp hạng thứ 24/63 tỉnh, thành và xếp thứ 6 trong vùng Trung du miền núi phía Bắc với tổng điểm đạt được là 84,70 điểm, tăng 3,04 điểm và 2 bậc so với năm 2019 (năm 2019, Chỉ sPAR INDEX của tỉnh đạt 81,66 điểm xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố). Bên cạnh kết quả đạt được, một số tiêu chí, tiêu chí thành phần trong Bộ Chỉ số PAR INDEX còn thể hiện tính chưa bền vững, dự báo có nhiều khả năng tụt hạng năm 2021 và các năm tiếp theo như: cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức; hiện đại hóa hành chính.

Để tiếp tục duy trì những kết quả đạt được trong năm 2020; cải thiện và nâng cao thứ hạng, điểm số của các Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh trong năm 2021 và các năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thực hiện bộ Chỉ số PAR INDEX; Chỉ số SIPAS; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh Yên Bái, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Duy trì kết quả đạt được của các nội dung, các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong thực hiện bộ Chỉ số CCHC năm 2020; khắc phục những tồn tại, hạn chế, đưa các giải pháp hữu hiệu để tổ chức có hiệu quả trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

- Tăng cường nhận thức và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương, đặc biệt là các cơ quan chủ trì các nội dung, lĩnh vực trong bộ Chỉ số CCHC phải đánh giá đúng thực trạng, kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến việc xác định Chỉ số CCHC của ngành, địa phương để có biện pháp tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả và thực chất.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; cán bộ, công chức, viên chức phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; huy động sự tham gia vào cuộc của các tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai xác định Chỉ số CCHC, đo lường sự hài lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

- Căn cứ vào Quyết định công bố các Chỉ số năm 2020, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành rà soát các tiêu chí, tiêu chí thành phần thuộc lĩnh vực chuyên môn, quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương; đưa các giải pháp tối ưu để khắc phục các tồn tại, hạn chế, tiếp tục cải thiện các Chỉ số CCHC của tỉnh Yên Bái năm 2021 và các năm tiếp theo.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

- Tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19; Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 02/CTr-UBND của UBND tỉnh đề ra; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững.

- Thường xuyên quán triệt, xác định CCHC là một trong ba đột phá chiến lược, 7 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19: Đi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả gắn với kiểm tra, giám sát chặt chẽ quyền lực; đẩy mạnh số hóa trong quản lý xã hội và phục vụ nhân dân, thiết thực nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

- Nhiệm vụ CCHC phải được triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kiên trì, nghiêm túc, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, năng lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đu các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Mục tiêu năm 2021

Phát huy kết quả đạt được, duy trì đà tăng ổn định của các chỉ số, trong đó:

- Chỉ số PAR INDEX của tỉnh tăng từ 02-04 bậc trở lên so với năm 2020 và tiếp tục giữ vững vị trí nằm trong Top 30 của cả nước;

- Chỉ số PAPI đạt trên 50 điểm, nằm ở nhóm trung bình cao của cả nước; tiếp tục cải thiện tốt và đồng bộ ở cả 08 nội dung đánh giá (duy trì ổn định ở nhóm thứ 3/4 nhóm, không có chỉ số nội dung mức thấp nht).

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Chỉ số cải cách hành chính

Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt trong tất cả các ngành, lĩnh vực, cụ thể:

1.1. Sở Nội vụ - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh có trách nhiệm tham mưu tổ chức hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành CCHC của tỉnh; công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; công tác xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, trong đó:

- Bảo đảm hoàn thành 100% kế hoạch CCHC năm 2021.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ về công tác CCHC, công tác đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; ứng dụng CNTT trong thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

- Thực hiện kiểm tra công tác CCHC đối với tối thiểu từ 30% số cơ quan, đơn vị trở lên; 100% vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.

[...]