Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 184/KH-UBND về đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù tại thành phố Cần Thơ năm 2022

Số hiệu 184/KH-UBND
Ngày ban hành 30/08/2022
Ngày có hiệu lực 30/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Thực Hiện
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 184/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 30 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP, TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG HÌNH PHẠT TÙ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022

Căn cứ Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng (sau đây viết tắt là Nghị định số 49/2020/NĐ-CP);

Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc triển khai Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Cần Thơ;

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 49/2020/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù tại thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu:

- Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 49/2020/NĐ-CP đến các ngành, các cấp, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù (sau đây viết tắt là CHXHPT) tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước góp phần phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Huy động các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả Nghị định số 49/2020/NĐ-CP nhằm thực hiện đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.

- Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người CHXHPT tại thành phố tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng của đối tượng, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương.

2. Chỉ tiêu:

Để thực hiện tốt công tác hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn sau học nghề, tạo việc làm cho người CHXHPT ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng:

- Đảm bảo 100% người chấp hành xong hình phạt tù có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 3 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Số lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm: 100% trên tổng số người CHXHPT;

- Đảm bảo 100% người CHXHPT có nhu cầu vay vốn tạo việc làm có đủ điều kiện vay theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và các văn bản hướng dẫn.

- Đảm bảo 100% người CHXHPT có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của công việc làm ở nước ngoài được tư vấn, hỗ trợ các chính sách theo quy định đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt tập trung tuyên truyền, phổ biến kịp thời Nghị định số 49/2020/NĐ-CP đến cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, chi bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, người đang CHXHPT, người được đặc xá, người CHXHPT đã trở về cộng đồng và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người CHXHPT.

2. Tổ chức các hoạt động: Tư vấn học nghề, việc làm, xuất khẩu lao động; định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề nghiệp; hướng dẫn kỹ năng khởi nghiệp, kiến thức kinh doanh, kỹ năng sống, kỹ năng tìm việc làm cho những người sau khi CHXHPT. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tổ chức tư vấn để vận động người CHXHPT tham gia các khóa học nghề phù hợp.

3. Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú tại địa phương; trên cơ sở đó tổng hợp, phân loại và đề xuất các cấp, các ngành, chính quyền cơ sở có các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ thích hợp, kịp thời đối với người CHXHPT trở về địa phương để họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

4. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ hoạt động tái hòa nhập cộng đồng như: Tư vấn và hỗ trợ cho vay vốn sản xuất từ ngân hàng chính sách xã hội, quỹ xã hội quỹ từ thiện ở địa phương; xét hỗ trợ một phần vốn để tạo việc làm và sản xuất kinh doanh đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách; cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh; thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hướng dẫn kỹ thuật, liên kết sản xuất, kinh doanh ...

III. ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ, QUỐC TỊCH VÀ PHẠM VI CƯ TRÚ

1. Đối tượng hỗ trợ

- Phạm nhân trước khi CHXHPT, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện tại các cơ sở giam giữ phạm nhân (gọi tắt là phạm nhân chuẩn bị mãn hạn tù).

- Người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người CHXHPT đã trở về cộng đồng (gọi tắt là người chấp hành xong hình phạt tù).

2. Quốc tịch

Người Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại thành phố Cần Thơ.

3. Phạm vi cư trú

[...]