Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án "Đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020" trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 25/KH-UBND
Ngày ban hành 03/03/2017
Ngày có hiệu lực 03/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Quận 11
Người ký Trương Quốc Cương
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/KH-UBND

Quận 11, ngày 03 tháng 03 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2020” TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11

Căn cứ Quyết định số 3819/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020”;

Ủy ban nhân dân quận 11 xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn Quận 11 như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU:

1. Quan điểm:

- Học nghề, lập nghiệp là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, trong đó có người dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số tham gia học nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

- Tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu, đặc biệt người dân tộc thiểu số ở khu vực bị di dời, giải tỏa.

- Nhà nước tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số; có chính sách huy động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm dạy nghề, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số.

2. Mục tiêu của Đề án:

2.1 Mục tiêu chung:

Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, giảm nghèo bền vững và có thu nhập ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại quận trong quá trình phát triển và hội nhập.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đào tạo nghề cho 20% người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề và có nhu cầu học nghề.

- Thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho 80% người dân tộc thiểu số sau khi tham gia đào tạo.

II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Dạy nghề tập trung cho người dân tộc thiểu số tại các cơ sở dạy nghề:

1.1 Đối tượng hỗ trợ: Người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, chưa qua đào tạo nghề nhưng có nhu cầu học nghề, có hộ khẩu thường trú tại quận 11.

1.2 Mức hỗ trợ: Học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng) được Nhà nước hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

1.3 Nguyên tắc hỗ trợ: Mỗi đối tượng được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những đối tượng đã được hỗ trợ đào tạo các chính sách khác của Nhà nước không được hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận xem xét quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách tại Đề án này, nhưng tối đa không quá 3 lần.

2. Dạy nghề kèm cặp trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo:

2.1 Đối tượng hỗ trợ:

- Người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, chưa qua đào tạo nghề nhưng có nhu cầu học nghề, có hộ khẩu thường trú tại quận 11.

- Có đủ sức khỏe để làm việc, hiện nay chưa có việc làm ổn định, có nguyện vọng được học nghề và giải quyết việc làm trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

2.2 Điều kiện để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia dạy nghề kèm cặp:

- Là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

- Có đủ điều kiện tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (nếu dạy nghề theo trình độ sơ cấp) và đảm bảo yêu cầu về người dạy, thiết bị đào tạo (nếu dạy nghề dưới 3 tháng). Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được dạy nghề cho người dân tộc thiểu số theo dạng kèm cặp.

- Tự nguyện tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số sau khi đào tạo.

[...]