Kế hoạch 1835/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp” trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 1835/KH-UBND
Ngày ban hành 04/06/2021
Ngày có hiệu lực 04/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1835/KH-UBND

Kon Tum, ngày 04 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp” (sau đây gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trong đó tập trung về tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ chế tài chính của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả đồng bộ với hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm trong cả nước để tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, thực sự trở thành công cụ chủ yếu quản trị thị trường lao động.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn đến năm 2025:

- 100% người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (sau đây gọi chung là người thất nghiệp) được tư vấn miễn phí về chế độ, chính sách khi có nhu cầu.

- Phấn đấu 80% trở lên người thất nghiệp được giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu; trong đó, có 40% người được giới thiệu việc làm thành công.

- 100% nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh được đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên sâu; được tuyển dụng và sử dụng theo Luật Viên chức.

- Tăng tỷ lệ người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, được đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và người lao động đủ điều kiện học nghề nhưng không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp; tỷ lệ người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm.

- Triển khai đúng quy trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh; bảo đảm kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu về bảo hiểm thất nghiệp giữa Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh theo hướng dẫn phân cấp, tự chủ cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Đảm bảo chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt mức 85% trở lên.

2.2. Giai đoạn đến năm 2030:

- 90% trở lên người thất nghiệp được giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu; trong đó, có 60% được giới thiệu việc làm thành công.

- Tiếp tục tăng tỷ lệ người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, bồi dưỡng kỹ năng, tỷ lệ người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ đào tạo nghề để duy trì việc làm.

- Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đồng bộ với hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong cả nước.

- Thống nhất việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có sự kết nối với các đơn vị, địa phương; chia sẻ, gắn kết thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý Nhà nước1 để nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Đảm bảo Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt mức 90%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tham gia hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

- Thường xuyên rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện, đồng bộ các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo, tiền lương, bảo hiểm xã hội,... để có sự liên kết chặt chẽ trong việc tổ chức, triển khai thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

- Hằng năm, tổ chức đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, từ đó đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo tinh gọn, hiệu quả

- Sắp xếp bộ máy, nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh bảo đảm đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu người lao động.

- Kịp thời triển khai thực hiện quy hoạch Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh theo hướng dẫn của Trung ương nhằm tăng cường tính tự chủ, phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với sự phát triển của thị trường lao động để chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối cung - cầu lao động bảo đảm hỗ trợ tốt nhất cho người thất nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.

- Tăng cường công tác phối hợp, thống nhất trong tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp giữa ngành Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan; ký kết và thực hiện quy chế phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Bảo hiểm xã hội tỉnh trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

3. Triển khai thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, tổ chức rà soát, điều chỉnh quy trình nghiệp vụ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp giữa Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh với Bảo hiểm xã hội tỉnh bảo đảm tính thống nhất; có sự liên thông giữa các địa phương và yếu tố đặc thù của từng địa phương theo hướng đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và các biện pháp hỗ trợ duy trì việc làm.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

[...]