Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐND quy định xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực

Số hiệu 183/KH-UBND
Ngày ban hành 07/08/2017
Ngày có hiệu lực 07/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 183/KH-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05/2017/NQ-HĐND NGÀY 04/7/2017 CỦA HĐND THÀNH PHỐ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ CÁC CƠ SỞ KHÔNG ĐẢM BẢO YÊU CẦU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐƯỢC ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRƯỚC KHI LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY SỐ 27/2001/QH10 CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-ND ngày 04/7/2017 quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực được Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/7/2017, UBND Thành phố ban hành kế hoạch thực hiện, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

a. Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

b. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC; nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, người đứng đầu cơ sở đối với công tác PCCC.

c. Đảm bảo an toàn về PCCC, khắc phục tình trạng công trình không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào hoạt động trước ngày Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực.

2. Yêu cầu

a. Rà soát, đánh giá đúng, đầy đủ và áp dụng biện pháp xử lý đối với 100% cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực; kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan cần xác định rõ vai trò quan trọng của công tác PCCC, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC; thực hiện nghiêm Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND, đặc biệt đối với các đơn vị có cơ sở thuộc phạm vi điều chỉnh được nêu trong Nghị quyết.

c. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo thống nhất trên địa bàn Thành phố; các biện pháp, giải pháp áp dụng phải hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đ ra; góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCCC: Luật Phòng cháy và chữa cháy; Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 14/4/2017 của UBND Thành phố về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Các cấp ủy, chính quyền xác định PCCC là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay và lâu dài.

Tập trung tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, quán triệt việc thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định việc xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực.

2. Tổ chức rà soát, khảo sát, thống kê lập danh sách cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết. Đánh giá các nội dung không đảm bảo yêu cầu về PCCC; xem xét, đề xuất thực hiện các giải pháp khắc phục theo quy định.

3. Phân loại đối tượng điều chỉnh theo ngành, lĩnh vực thuộc các sở, ban, ngành quản lý; xác định nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước theo từng cấp (Trung ương, Thành phố, quận, huyện, thị xã) và ngoài ngân sách nhà nước.

4. Tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt danh mục các cơ sở phải di dời; các cơ sở cần thực hiện các biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn về PCCC.

5. Đxuất, giới thiệu địa điểm phù hợp theo quy hoạch ngành, lĩnh vực để di dời các cơ sở không có khả năng đkhắc phục, đảm bảo an toàn về PCCC.

6. Khảo sát, lập dự toán kinh phí thực hiện các nội dung khắc phục các yêu cầu không đảm về PCCC.

7. Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước, phê duyệt kinh phí thực hiện đối với các dự án đầu tư xây dựng công, phê duyệt chính sách hỗ trợ, đền bù, bố trí quỹ đất đối với cơ sở thuộc diện di dời.

8. Tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp quy định việc xử lý đối với loại hình cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực; cơ sở thuộc loại hình kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm cháy, nổ trong khu dân cư, nơi đông người, theo nội dung Nghị quyết quy định.

9. Trong thời gian thực hiện các thủ tục phục vụ việc di dời, chủ cơ sở cần thực hiện các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC như giảm quy mô, tăng cường trang bị phương tiện PCCC.

10. Đối với các cơ sở không thực hiện theo kế hoạch thì các cơ quan chức năng, căn cứ các quy định của pháp luật thực hiện đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, và áp dụng các biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.

III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Cảnh sát PC&CC Thành phố

- Tham mưu UBND Thành phố thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố, thành phần Ban chỉ đạo bao gồm: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban, đồng chí Giám đốc Cảnh sát PC&CC làm Phó Trưởng Ban thường trực, các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành Thành phố, lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã là ủy viên.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/8/2017.

[...]