Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ phụ nữ tỉnh Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2018-2021

Số hiệu 183/KH-UBND
Ngày ban hành 18/10/2017
Ngày có hiệu lực 18/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 183/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHỤ NỮ TỈNH THANH HÓA HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2018 - 2021

Căn cứ Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; Thông tư số 152/2016/TT-BCT ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 3443/QĐ-UBND ngày 12/9/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ đối với người học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Công văn số 473/CV-DCT ngày 7/7/2017 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về việc triển khai hoạt động Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm. UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Hỗ trợ phụ nữ tnh Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2018 - 2021, với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội đphụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mc tiêu cthể

- Đảm bảo 80% trở lên lao động nữ được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và việc làm.

- Hỗ trợ đào tạo nghề và tư vấn giới thiệu việc làm cho 3.200 lao động nữ, trong đó nghề nông nghiệp là 2.200 người, nghề phi nông nghiệp là 1.000 người; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%.

3. Yêu cầu

- Đảm bảo sự lãnh đạo các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, các đoàn thchính trị - xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp phát huy vai trò tích cực tham gia từ việc xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá hiệu quả để thực hiện “Kế hoạch hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2018 - 2021” đảm bảo đúng đối tượng, chất lượng và hiệu quả thiết thực.

- Tập trung tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp đdoanh nghiệp tuyn dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động hoặc tổ chức việc làm cho lao động nông thôn theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tập trung tổ chức đào tạo nghnông nghiệp cho các đối tượng là lao động nữ nòng cốt tại địa phương, đủ điều kiện áp dụng kiến thức sau học nghề.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hỗ trphụ nữ học nghề

1.1. Đối tượng được hỗ trợ

Lao động nữ trong độ tui lao động (từ đủ 15 - 55 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hp với nghề cn học. Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là phụ nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiu s, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.

Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một ln theo chính sách này. Những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách này. Riêng nhng người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì tiếp tục được hỗ trợ học nghề để chuyển đi việc làm nhưng tối đa không quá 03 lần.

1.2. Nghề đào tạo

- Nghề nông nghiệp: Kỹ thuật trồng cây lương thực thực phẩm; Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiếp tục nghiên cứu dạy các nghề gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, các mô hình khuyến nông, xây dựng nông thôn mới.

- Nghề phi nông nghiệp: Mây tre đan; Móc hộp xuất khẩu; Thêu zen đính cườm; Tranh đá quý, Dịch vụ chăm sóc gia đình. Tiếp tục nghiên cứu dạy các nghề mới trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ nhằm phát huy lợi thế của tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

1.3. Số lao động nữ học nghề

Tổng số lao động nữ được hỗ trợ học nghề giai đoạn 2018 - 2021 là 3.200 người.

* Chia theo đối tượng:

- Lao động nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công vi cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm: 888 người.

- Lao động nữ khác: 2.312 người.

* Chia theo nhóm nghề đào tạo:

- Nghề nông nghiệp: 2.200 người

- Nghề phi nông nghiệp: 1.000 người

[...]
12
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ