ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1061/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 24 tháng 07 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM ĐẾN
NĂM 2015” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 295/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ
trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”;
Căn cứ Thông tư số 54/2012/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản
lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ
nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”;
Xét đề nghị của Ban Thường vụ Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau tại Công văn số
103/BTV ngày 25/6/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ
học nghề, tạo việc làm đến năm 2015” trên địa bàn tỉnh Cà Mau (kèm theo Kế
hoạch số 26/KH-BTV ngày 25/6/2012 của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau).
Điều 2. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì triển khai Kế
hoạch và phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thực
hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban Thường vụ Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Công thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Trung ương Hội LHPN;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- PVP (H.Hùng);
- CVVX (T);
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, Ktr38/7.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Hải
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2015”
- Thực hiện Quyết định số 295/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ
trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”;
- Căn cứ công văn số: 757 UBND-VX của
Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 08/3/2010 về việc thực hiện Quyết định 295/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư hướng dẫn số
54/2012/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính về quy định việc quản
lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”.
- Thực hiện Công văn số 539/CV-ĐCT
ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Hội LHPN Việt Nam về việc triển khai thực hiện
Thông tư số 54/2012/TT-BTC ngày 9/4/2012 của Bộ Tài chính.
Hội LHPN tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch
thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm đến 2015 " với
các nội dung như sau:
I. THỰC TRẠNG LAO
ĐỘNG NỮ TRONG TỈNH.
1. Tình hình dân số và lao
động nữ.
Dân số tỉnh Cà Mau đến năm 2011 là
1.217.353 người, thành thị 262.311 người, nông thôn 955.042 người trong đó: nam
611.740 người chiếm 50,27%; nữ 605.613 người chiếm 49,73%.
- Nữ trong độ tuổi lao động 410.938
người (theo số liệu của Sở Lao động thương binh - xã hội); Lao động nữ có việc
làm 301.288 người (theo Thực trạng kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau 15 năm sau tái lập);
trong đó số lao động chưa có việc làm là 109.651 lao động, (chiếm 26,68% trong
tổng số lao động nữ).
- Về dân số được phân cụm tính theo
dân số chung: Trên cơ sở tính % dân số thành thị và nông thôn, ước tính lao động
nữ nông thôn và lao động nữ thành thị là: 46.000 lao động.
+ Lao động nữ nông thôn: 36.100 người
(chiếm 78,45%);
+ Lao động nữ thành thị: 9.900 người
(chiếm 21,55%);
(theo Thực trạng kinh tế xã hội tỉnh
Cà Mau 15 năm sau tái lập)
- Lao động nữ được đào tạo và truyền
nghề trong 5 năm (2007 - 2012) qua các nghề là 37.399 người, trong đó:
· Trung cấp kinh tế - kỹ thuật:
|
2.100
người
|
· Trung cấp nghề:
|
97 người
|
· Sơ cấp:
|
20.363 người
|
· Học nghề dưới 3 tháng:
|
14.839 người.
|
2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ
KHĂN.
a. Thuận lợi.
- Hội phụ nữ có mạng lưới cán bộ từ tỉnh
đến khóm, ấp; cán bộ phần lớn nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm với công việc;
- Hội LHPN tỉnh có Trung tâm đào tạo
- giới thiệu - việc làm, bộ máy cán bộ quản lý, điều hành kinh nghiệm nhiều năm
về tuyên truyền và tổ chức dạy nghề.
- Thông tư số 54/2012/TT-BTC ngày 9
tháng 4 năm 2012 của Bộ tài chính, quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực
thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc
làm giai đoạn 2010 - 2015”, là cơ sở thuận lợi vận hành đạt chỉ tiêu kế
hoạch;
- Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của
TW Hội LHPN Việt Nam, của UBND tỉnh là điều kiện cơ bản để hoàn thành chỉ tiêu
kế hoạch đề ra.
b. Khó khăn.
- Một bộ phận lao động nữ chưa xác định
nghề để học, để làm; phần nhiều là thiếu thông tin về các chính sách hỗ trợ đào
tạo nghề, tạo việc làm, thiếu thông tin về các nghề để lựa chọn gắn với việc
làm.
- Một số ngành nghề phù hợp lao động
nữ có thời gian nhàn rỗi hoặc số lao động không điều kiện đi làm xa, cần làm
nghề tại nhà thì sản phẩm làm ra tiêu thụ không bền vững, hoặc giá cả chưa phù
hợp làm cho một số ngành nghề không duy trì lâu dài, dẫn đến một số ngành nghề
truyền thống không phát triển.
- Trình độ học vấn thấp dẫn đến việc
học nghề khả năng tiếp thu học nghề hạn chế; một bộ phận phụ nữ có tay nghề
nhưng do điều kiện gia đình không có điều kiện đi tìm việc làm phù hợp có thu
nhập cao, dẫn đến mất cơ hội tìm việc làm và không phát huy được tay nghề.
II. MỤC TIÊU ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI
KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2015.
1. Mục tiêu chung.
Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề gắn
với giải quyết việc làm phù hợp với điều kiện của lao động nữ. Nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu
lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của tỉnh. Căn cứ mục tiêu cụ thể Quyết định
số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010, đến năm 2015 có
70% lao động nữ được truyền thông, tư vấn nghề, việc làm;
60% trong số lao động nữ truyền thông, tư vấn được đào tạo các nghề và truyền
nghề; trong đó có 70% lao động qua đào tạo có việc làm.
2. Mục tiêu cụ thể.
- Hàng năm có 19.200 lao động nữ được
truyền thông, tư vấn nghề. (trong 4 năm có 76.800, chiếm 70% khoảng 109.651 lao
động chưa có việc làm).
- Đào tạo các nghề cho 46.000 lao động
(chiếm 60% trong số được tư vấn, truyền thông; bình quân mỗi năm đào tạo
11.500).
- Qua đào tạo có việc làm 70% lao động.
(Thực hiện theo Quyết định 295/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ quy định: tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển
sinh học nghề đạt 40%; như vậy, tính theo tỷ lệ % nữ chưa có nghề và việc làm cần
phải đào tạo là 43.860 lao động).
3. Đối tượng hưởng lợi.
Phụ nữ trong độ tuổi lao động, có sức
khỏe phù hợp với nghề cần học; ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc
diện được hưởng chính sách ưu đãi, gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ
cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất
canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHỤ NỮ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2015.
Hoạt động 1. Truyền thông, tư vấn nâng
cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước đối với dạy nghề và việc
làm cho phụ nữ:
Hội LHPN chủ trì phối hợp với báo Cà
Mau, Đài phát thanh, truyền hình:
- Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức,
thay đổi quan điểm, ý thức học tạo việc làm, nâng cao thu nhập về việc học nghề,
dạy nghề và tạo việc làm cho phụ nữ theo Quyết định số 295 của Thủ tướng Chính
phủ; Thông tư số 54/2012/TT-BTC của Bộ tài chính và những chính sách có liên
quan đến học nghề và việc làm của lao động nữ đến các đối tượng phụ nữ trong độ
tuổi lao động.
- Thông tin tuyên truyền cho phụ nữ về
việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức: Thực hiện
chuyên mục, chuyên trang về tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc
làm; giới thiệu mô hình, điển hình cá nhân thành công từ các nghề đã học; lao động
nữ giỏi nghề và tham gia học nghề đạt kết quả cao nhằm khuyến khích phụ nữ tích
cực trong học nghề, làm nghề tốt.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông về
vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và làm nghề đối với phụ nữ.
- Biên soạn, tái bản tài liệu, tờ
rơi, tờ gấp phục vụ cho học nghề và việc làm cho lao động nữ. (trên cơ sở tài
liệu TW Hội và Bộ Lao động Thương binh - Xã hội).
Hoạt động 2. Nghiên cứu giám sát, đánh
giá việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về học
nghề và tạo việc làm cho phụ nữ.
Hội LHPN chủ trì phối hợp với Sở Lao
động Thương binh & Xã hội, Sở Tư pháp:
- Rà soát hệ thống văn bản pháp luật,
chính sách, dạy nghề, học nghề và tạo việc làm liên quan đến phụ nữ để triển
khai thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của lao động nữ.
- Tập huấn khảo sát thu thập thông
tin, số liệu về các vấn đề liên quan đến dạy nghề, học nghề và tạo việc làm cho
lao động nữ.
Tổ chức xử lý thông tin, phân tích
thông tin sau khảo sát và làm báo cáo kết quả cho lãnh đạo.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc
thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về học nghề
và tạo việc làm cho lao động nữ.
Hoạt động 3. Đẩy mạnh hỗ trợ phụ
nữ học nghề, tạo việc làm.
Hội LHPN chủ trì phối hợp với Sở Lao
động Thương binh & Xã hội, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Dạy nghề cho 46.000 lao động nữ.
* Trong đó:
+ Lao động nông thôn là: 36.100 lao động
(kinh phí lồng ghép Quyết Định 1956/QĐ-TTg).
+ Lao động thành thị: 9.900 lao động.
(lao động nữ trong độ tuổi lao động). Do cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề
chưa đảm bảo, chỉ đáp ứng được khoảng 2.800 lao động. Bình quân mỗi năm đào tạo
700 lao động. Số còn lại tuyên truyền, tư vấn nghề, giới thiệu đến các trung
tâm đào tạo giới thiệu việc làm khác.
- Liên kết với các doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất kinh doanh để hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho 70% lao động qua
đào tạo nghề.
Hoạt động 4. Phát triển và nâng cao
năng lực cán bộ dạy nghề thuộc Hội LHPN tỉnh.
Hội LHPN chủ trì phối hợp với Sở Lao
động Thương binh & Xã hội, Sở Nội vụ:
- Đưa cán bộ quản lý, giáo viên Trung
tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh; cán bộ Hội tham gia công tác dạy nghề đi đào tạo bồi
dưỡng nâng cao năng lực ở các trường nghề; nâng cao năng lực giám sát, đánh giá
chính sách dạy nghề cho lao động nữ.
- Thuê các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật,
kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh tham gia dạy nghề, truyền nghề cho lao động nữ.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo
viên trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh và cán bộ Hội làm công tác dạy nghề các cấp
Hội trong tỉnh học tập rút kinh nghiệm những mô hình dạy nghề có hiệu quả, liên
kết giới thiệu việc làm, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
+ Trong tỉnh: rút kinh nghiệm học tập
các mô hình điểm, các tổ làm nghề có hiệu quả.
+ Ngoài tỉnh: An Giang, Bến Tre, Bình
Dương và một số tỉnh lân cận có mô hình tốt.
- Củng cố, nâng cấp Trung cấp trung
tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc Hội LHPN tỉnh.
- Đón các đoàn đến chia sẻ kinh nghiệm.
Hoạt động 5. Kiểm tra, giám sát, đánh
giá thực hiện Kế hoạch.
Hội LHPN chủ trì phối hợp với Sở Lao
động Thương binh & Xã hội, Sở Tư pháp:
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hàng năm
(mỗi huyện từ 1 đến 2 cơ sở) và đánh giá cuối kỳ vào năm 2015, (dự kiến giám
sát 30% cơ sở). Tổ chức 03 đoàn; mỗi đoàn 05 người/5 ngày/đoàn.
- Tổng hợp số liệu, viết báo cáo các
kết quả thực hiện các hoạt động của kế hoạch; tình hình quản lý, sử dụng kinh
phí.
- Tổ chức hội nghị triển khai và tổng
kết 02 cuộc, mỗi cuộc 150 đại biểu.
IV. DỰ KIẾN NGUỒN KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Tổng kinh phí dự kiến thực
hiện: 5.553.070.000đ. (có
bảng dự toán kinh phí kèm theo).
* Trong đó:
+ Nguồn ngân sách địa phương
5.003.070.000đ (theo Quyết định 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ);
+ Nguồn lồng ghép từ kinh phí ngành
và các chương trình Dự án tài trợ: 300.000.000đ;
+ Liên kết các Cty, xí nghiệp dạy nghề
và giới thiệu việc làm: 250.000.000đ
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Hội LHPN tỉnh.
- Hội LHPN tỉnh nghiên cứu, bổ sung
các hoạt động của Kế hoạch, lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia về
việc làm, chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo và các dự án, đề án
khác có liên quan.
- Hướng dẫn các đơn vị, các cơ sở dạy
nghề thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp Sở LĐTB & XH giám sát,
đánh giá việc triển khai, thực hiện Kế hoạch.
2. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính.
Bảo đảm ngân sách hàng năm để thực hiện
Kế hoạch và hướng dẫn, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí.
3. Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo.
Rà soát và bổ sung các hoạt động có
liên quan của Kế hoạch vào Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối
hợp thực hiện Kế hoạch; phối hợp giám sát thực hiện Kế hoạch.
4. Phối hợp với Sở Nội vụ.
- Phối hợp thực hiện các hoạt động có
liên quan trong Kế hoạch.
- Rà soát và bổ sung các hoạt động của
Kế hoạch vào Chương trình đào tạo lại cán bộ.
5. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Phối hợp thực hiện và bổ sung các hoạt
động có liên quan của Kế hoạch vào các Chương trình khuyến nông, khuyến ngư,
khuyến lâm, dạy nghề cho lao động nông thôn.
6. Phối hợp với Sở Công thương.
Phối hợp thực hiện và bổ sung các hoạt
động có liên quan của Kế hoạch vào Chương trình xúc tiến thương mại.
7. Tham mưu với UBND tỉnh, thực hiện
các chính sách đối với lao động nữ sau đào tạo nghề.
8. Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để Xây dựng
Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
9. Chỉ đạo Hội LHPN các huyện, thành
phố phối hợp các phòng Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai, chỉ đạo
thực hiện kế hoạch tuyên truyền, tư vấn, đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động
nữ ở địa phương.
- Hàng năm, lập dự toán và quyết toán
kinh phí theo kế hoạch hoạt động.
- Định kỳ báo cáo UBND tỉnh đánh giá,
tổng kết việc thực hiện Kế hoạch./.