Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2016 đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 144/KH-UBND
Ngày ban hành 29/09/2016
Ngày có hiệu lực 29/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định s 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Quyết định số 3906/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020, như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, đáp ng yêu cầu hội nhập. Gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và gim nghèo bền vng.

- Đẩy mnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Yêu cầu

- Đào tạo nghề cho LĐNT theo các mô hình đã thí điểm có hiệu quả; đào tạo tại doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh, thôn, bản, xã; gắn đào tạo với liên kết sản xut, hỗ trợ vn sản xuất, tạo việc làm cho LĐNT và xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp để doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động hoặc tổ chức việc làm cho LĐNT theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tập trung tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho các đối tượng là nông dân nòng cốt tại địa phương, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học. Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm đối với người khuyết tật, lao động nữ.

- Không tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học.

- Các nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã phải phù hợp với điều kiện, yêu cầu và tình hình thực tế của địa phương để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả; đảm bảo sau khi được đào tạo, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức xã được nâng lên, đáp ứng yêu cu thực hiện nhiệm vụ được giao.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 70%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt từ 25% vào năm 2020.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế-xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phấn đu đến năm 2020: 100% cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử, và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh quy định; 100% cán bộ giữ chức vụ qua bầu cvà công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, vùng sâu; vùng xa đạt 90-95%; 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; thành thạo tin học văn phòng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho khoảng 36.000 lao động nông thôn (trong đó nghề nông nghiệp: 16.000 người, nghề phi nông nghiệp là: 20.000 người) và khoảng 2.125 người khuyết tật. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (11 chức vụ cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể cấp xã) 14.520 lượt người; bồi dưỡng kiến thức theo vị trí chức danh đảm nhiệm (7 chức danh công chức xã) cho lượt người; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin 6.400 lượt người.

II. Các hoạt động cụ thể

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ