Quyết định 4237/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016-2017

Số hiệu 4237/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/10/2015
Ngày có hiệu lực 22/10/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 4237/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHỤ NỮ TỈNH THANH HÓA HỌC NGHỀ TẠO VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016- 2017.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn;

Căn cứ Chương trình hành động số 60/CTr-UBND ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 3454/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án: “Hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2013 - 2015”;

Căn cứ Văn bản số 7125/UBND-VX ngày 21/7/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đồng ý chủ trương tiếp tục cho triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016 - 2017” theo Quyết định số 3454/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tại Công văn số 2098/BTV-TTDN ngày 14/10/2015, của Sở Tài chính tại Công văn số 3592/STC-HCSN ngày 23/9/2015.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016-2017, với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung: Tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội đphụ nữ có thtìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ, đáp ng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể: Trong giai đoạn 2016-2017, phấn đấu mỗi năm tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 10.000 phụ nữ, trong đó có khoảng 5.000 lao động nữ được đào tạo nghề; tlệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%.

2. Yêu cầu: Đảm bảo sự lãnh đạo các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị-xã hội, Hội phụ nữ các cấp phát huy vai trò tích cực tham gia từ việc xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá hiệu quả đthực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thanh Hóa học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016 - 2017” đảm bảo đúng đối tượng, chất lượng và hiệu quả thiết thực.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ.

- Phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dạy nghề cho lao động nữ;

- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ tuyên truyền viên của Hội phụ nữ các cấp;

- Xây dựng phóng sự tuyên truyền về dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ; nêu gương người tốt, việc tốt và người có nhiu đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nữ;

- Hằng năm các cấp Hội đưa chuyên đề về nội dung, chính sách và Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nêu trên vào chương trình các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ Hội chủ chốt và đội ngũ báo cáo viên.

2. Tổ chức tư vấn dạy nghề tạo việc làm cho lao động nữ tại 27 huyện, thị xã, thành phố.

2.1. Đối tượng tham gia học nghề:

Lao động nữ nông thôn và lao động nữ thành thị trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là phụ nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp.

2.2. Nghề đào tạo và hình thức tổ chức dạy nghề

a) Dạy nghề nông nghiệp:

- Nghề đào tạo: Kỹ thuật trồng nấm; Kỹ thuật trồng cây lương thực thực phẩm; Kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm. Tiếp tục nghiên cứu dạy các nghề mới đặc thù có hiệu quả cho phụ nữ đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

[...]