Kế hoạch 1044/KH-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu do tỉnh Cao Bằng ban hành
Số hiệu | 1044/KH-UBND |
Ngày ban hành | 13/04/2017 |
Ngày có hiệu lực | 13/04/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký | Hoàng Xuân Ánh |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1044/KH-UBND |
Cao Bằng, ngày 13 tháng 4 năm 2017 |
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH RƯỢU
Thực hiện Công điện số 371/CĐ-TTg ngày 10/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14/3/2016 của Bộ Công Thương về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất - kinh doanh rượu;
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn và chủ động ngăn chặn nguy cơ xảy ra các vụ việc mất an toàn thực phẩm, giảm thiểu thiệt hại do ngộ độc rượu, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu với nội dung như sau:
1. Mục đích
- Nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và giảm tác hại việc lạm dụng rượu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại rượu không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc đối với sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững.
- Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Tăng cường hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác; về quyền của trẻ em không bị ép buộc hoặc khuyến khích sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; vận động, thuyết phục người dân không lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; không ép buộc, khuyến khích người khác sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông không được có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở vượt quá mức quy định.
2. Yêu cầu
- Các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác quản lý nhà nước, tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm cần chú ý kết hợp với công tác thông tin các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, các tác hại của việc lạm dụng rượu đối với sức khỏe con người, nhằm thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng, tránh những phản ứng tiêu cực có thể xảy ra của các đối tượng được kiểm tra.
- Công tác triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, công khai, khách quan, chính xác và kịp thời, tránh kiểm tra chồng chéo gây phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
1. Rà soát việc cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn. Căn cứ nhu cầu sử dụng và mục tiêu cụ thể về hạn chế tác hại của việc làm dụng rượu cần xây dựng quy hoạch đồng bộ về sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu:
+ Tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát đối với sản phẩm rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa đối với sản phẩm rượu, kể cả rượu nhập khẩu.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nấu rượu bằng phương pháp thủ công, các cơ sở bán buôn, bán lẻ rượu, các cửa hàng ăn uống, quán karaoke, quán nước vỉa hè...nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất rượu giả, sử dụng cồn công nghiệp, sử dụng nguyên liệu bị cấm để pha chế vào rượu, kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, vi phạm ghi nhãn hàng hóa, vi phạm về công bố hợp quy, về chất lượng...nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng người tiêu dùng, góp phần ngăn chặn các vụ ngộ độc rượu diễn ra trên địa bàn.
+ Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trưng bày, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại rượu (nếu có) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
+ Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn người sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác điều khiển phương tiện giao thông.
3. Thông tin tuyên truyền, giáo dục, truyền thông
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu; truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của lạm dụng rượu, sử dụng các loại rượu không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc.
1. Sở Công Thương
- Hướng dẫn và đôn đốc về chuyên môn đối với Phòng Kinh tế Hạ tầng các huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý trên địa bàn, rà soát việc cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn.
- Xây dựng quy hoạch đồng bộ về sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, phê duyệt triển khai.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn và lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào chất lượng an toàn thực phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, công bố hợp quy, ghi nhãn, quảng cáo và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng nguyên liệu, sản xuất rượu bằng phương pháp thủ công.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Cơ quan Báo Cao Bằng, Đài PTTH tỉnh và chính quyền các huyện, thành phố triển khai mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn người dân nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu và nhận thức của cộng đồng về tác hại của lạm dụng rượu. Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.