Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kế hoạch 57-KH/TU do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 101/KH-UBND
Ngày ban hành 25/10/2017
Ngày có hiệu lực 25/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/KH-UBND

Cà Mau, ngày 25 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 57-KH/TU NGÀY 17/8/2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY CÀ MAU

Thực hiện Kế hoạch số 57-KH/TU ngày 17/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau, về việc thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn xã hội về vai trò của an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời nắm vững 03 nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu của Chỉ thị số 08-CT/TW, Kết luận số 11-KL/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 57-KH/TU ngày 17/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác ATTP, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tiếp tục triển khai tốt Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ kế hoạch này có giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra; Kế hoạch nêu rõ vai trò trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc đảm bảo ATTP; đưa các tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tiếp tục tổ chức học tập quán triệt Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương và Kế hoạch số 57-KH/TU ngày 17/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới; triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về ATTP đến cán bộ và nhân dân, giúp người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hiểu đúng và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ATTP.

II. MỤC TIÊU

1. Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp phải được kiện toàn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

2. Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp trong hoạt động đảm bảo ATTP tại địa phương; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân các cấp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao trách nhiệm, nhận thức và hoạt động của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Giảm tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể.

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu: Tất cả thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và góp phần cho cả lãnh thổ Việt Nam đều là thực phẩm an toàn.

III. GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG

1. Giải pháp về chỉ đạo, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP

- Thành lập lại, bổ sung Ban Chỉ đạo liên ngành theo tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành; nâng cao vai trò của Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo ở địa phương.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác đảm bảo ATTP. Cụ thể: Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện và cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

- Phối hợp chặt chẽ và phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể các cấp và nhân dân truyền thông để đảm bảo an toàn thực phẩm trong các khâu, từ sản xuất, kinh doanh, chế biến đến tiêu dùng.

- Các cấp chính quyền và các đơn vị khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ phải xác định chỉ tiêu cụ thể, phù hợp; bố trí ngân sách để đảm bảo các hoạt động an toàn thực phẩm tại địa phương.

- Chỉ đạo xây dựng phương án quy hoạch các khu giết mổ tập trung, khu nuôi, trồng đảm bảo ATTP.

2. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

2.1. Truyền thông giáo dục

[...]