Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kết luận 11-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới do tỉnh Sóc Trăng ban hành

Số hiệu 72/KH-UBND
Ngày ban hành 05/07/2017
Ngày có hiệu lực 05/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sóc Trăng
Người ký Ngô Hùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 05 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 11-KL/TW NGÀY 19/01/2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08-CT/TW NGÀY 21/10/2011 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Kế hoạch số 33-KH/TU ngày 18/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai, thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08- CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo về an toàn thực phẩm trong tình hình mới đối với các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Ủy ban Mặt trận Tquốc các cấp, các đoàn th; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của các cấp chính quyền nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động, hành vi về an toàn thực phẩm trong cộng đồng.

2. Yêu cầu

- Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về an toàn thực phẩm, giúp người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng pháp luật về an toàn thực phẩm nhm góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tquốc các cấp, các đoàn thtrong việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác triển khai, quán triệt

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 qua Ban Bí thư, các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch số 33-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh y Sóc Trăng, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy về an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung tại Chthị 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phm; gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đu địa phương đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: triển khai đồng b kp thời các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, t chc tp hun tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chú trọng, nâng cao ý thực chấp hành pháp luật đến chủ cơ sở sản xuất và người lao động trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Phân định rõ trách nhiệm của các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở trong công tác thanh tra, kiểm tra, kim soát các khâu sản xuất, chế biến, nhập khu thực phm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; có biện pháp phù hợp, kiên quyết đu tranh phòng, chng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng đang lưu thông trên thị trường.

- Nâng cao cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành, Ủy ban mặt trận Tổ quốc các cp, chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị xã hội đối với công tác qun lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, nhất là gia 03 ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát trin Nông thôn, Công thương và chính quyền địa phương các cấp trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phm.

- Củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức làm công tác an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh trong việc chỉ đạo, phối hợp triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Chú trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của đi ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

3. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; đẩy nhanh việc triển khai các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến trong nông sản, thực phẩm; ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ; nâng cao chất lượng, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; quy hoạch, xây dựng và phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn, thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, mô hình GlobalGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.

- Xây dựng các cơ sở, đim giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động giết mổ và kinh doanh động vật, sản phẩm đng vật. Kiểm soát, quản lý chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm vào các chợ đầu mối chợ tự phát, chợ dân sinh, siêu thị và các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm.

- Xã hội hóa công tác an toàn thực phẩm, huy động sự tham gia của các lực lượng trong xã hội, nht là phát huy vai trò của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong việc tham gia bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm. Tạo điều kiện để các thành phn kinh tế tham gia đu tư, liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Xây dựng chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm

4. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền tạo sự chuyển biến thật sự về hành vi an toàn thực phẩm

- Tiếp tục đy mạnh công tác truyền thông đmọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ an toàn thực phẩm là một chính sách xã hội do Nhà nước ban hành nhằm mục đích cải thiện và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Tập trung thông tin, tuyên truyền về vai trò của an toàn thực phẩm trong hệ thng chăm sóc sc khe nhân dân và an sinh xã hội, đng thời nêu rõ nghĩa vụ và quyn lợi của mọi người dân trong việc thực hiện các quy định về an toàn thực phm. Đẩy mạnh tuyên truyền về gương tt, việc tt cũng như phê phán nhng hành vi sai trái trong thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.

- Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phchủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cp các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật An toàn thực phẩm thông qua các hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp vi trình độ dân trí tng đi tượng, từng vùng, nht là người dân sống ở các khu vực nông thôn. Phát đng phong trào rộng khp và duy trì việc thực hiện các tiêu chí về an toàn thực phm, tạo sự chuyn biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa bảo đảm an toàn thực phẩm.

[...]