Kế hoạch 1750/KH-UBND năm 2013 về hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 1750/KH-UBND
Ngày ban hành 15/04/2013
Ngày có hiệu lực 15/04/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Hứa Ngọc Thuận
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1750/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A(H7N9) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A(H7N9) TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VỆT NAM

1. Trên thế giới:

Theo thông báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 18h00 ngày 08/4, Trung Quốc đã ghi nhận 24 trường hợp nhiễm vi-rút cúm gia cầm H7N9, trong đó có 11 ca tại thành phố Thượng Hải, 8 ca tại tỉnh Giang Tô, 3 ca tại tỉnh Chiết Giang và 2 ca tại tỉnh An Huy, trong đó có 07 trường hợp tử vong. Tất cả các trường hợp trên đều có triệu chứng viêm đường hô hấp tiến tới viêm phổi và suy hô hấp. Phòng xét nghiệm CDC Trung Quốc xác định các trường hợp trên dương tính với cúm A(H7N9) có gen từ nguồn gốc gia cầm. Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A(H7N9) gây bệnh nặng trên người và chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người.

Nguồn bệnh và phương thức lây truyền chưa rõ, WHO đang tích cực triển khai điều tra để xác định.

Tổ chức Y tế thế giới chưa khuyến cáo hạn chế giao lưu qua lại giữa các quốc gia trên thế giới.

2. Ti Vit Nam:

Đến ngày 09/4/2013, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm A(H7N9).

3. Nhn đnh, d báo:

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Thành phố, cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống do:

1. Bệnh cúm A(H7N9) do nhiễm chủng vi rút cúm A(H7N9) có nguồn gốc từ gia cầm.

2. Nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh, mặc dù 02 trường hợp cúm A(H7N9) tại Thượng Hải (Trung Quốc) cùng một gia đình.

3. Đặc tính của vi rút cúm A là thường xuyên biến đổi có thể thành chủng mới dễ dàng lây truyền sang người.

4. Lịch sử trên thế giới đã ghi nhận các dịch cúm A(H7) với nhiều trường hợp mắc và tử vong ở người.

5. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.

6. Thành phố có cảng đường biển, đường hàng không, là nơi tiếp đón nhiều khách du lịch và hàng hóa vận chuyển đến từ các nước trên thế gii, đặc biệt từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc).

Để chủ động phòng, chống dịch cúm A(H7N9) và thực hiện Công điện khẩn số 1884/CĐ-BYT ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ Y tế về việc triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9) trên người; Quyết định 1126/QĐ-BYT ngày 05/4/2013 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam” và kế hoạch đính kèm; Ủy ban nhân dân thành phố triển khai kế hoạch phòng chống cúm A(H7N9) tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất t vong do dịch cúm A(H7N9).

2. Mc tiêu cthể theo tình huống dch:

2.1. nh huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người.

Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm A(H7N9) đầu tiên xâm nhập vào thành phố hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.

2.2. Tình huống 2: Có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người.

Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch từ động vật sang người hoặc từ người sang người.

2.3. Tình huống 3: Phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ.

Đáp ứng nhanh khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

[...]