Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2014 phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 86/KH-UBND
Ngày ban hành 01/08/2014
Ngày có hiệu lực 01/08/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Lê Trường Lưu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
T
NH THA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 08 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2014 - 2018

Thực hiện Quyết định số 438/QĐ-BNN-TY ngày 13/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, giai đoạn 2014-2018, UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Từng bước kiểm soát, khống chế không để dịch lây lan trên diện rộng, chủ động xây dựng vùng an toàn dịch cúm gia cầm, tạo nền tảng để chuyển sang giai đoạn thanh toán cúm gia cầm độc lực cao tại Việt Nam từ sau năm 2018.

2. Mục tiêu cụ thể: Tập trung khống chế làm giảm số lượng ổ dịch trên địa bàn tỉnh, phát hiện sớm và xử lý nhanh các ổ dịch (nếu có) không để lây lan; 100% các dịch cúm gia cầm được phát hiện và báo cáo; trên 90% các đàn vịt có tổng đàn 50 con trở lên ở vùng nguy cơ cao được tiêm phòng; kiểm soát tốt việc vận chuyển, kinh doanh, giết mổ tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm. Đến năm 2018, cơ bản khống chế được bệnh cúm gia cầm, cùng với cả nước chuyển sang giai đoạn thanh toán cúm gia cầm độc lực cao trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Phân vùng

a) Vùng nguy cơ cao gồm các huyện nằm trên tuyến Quốc lộ 1 A đã từng xuất hiện cúm gia cầm, số lượng thủy cầm lớn, có nhiều cơ sở sản xuất giống gia cầm gồm: Phong Điền, Hương Thủy, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc và Thành phố Huế.

b) Vùng nguy cơ thấp gồm các huyện miền núi A Lưới, Nam Đông.

c) Chuyển đổi vùng: Trong thời gian thực hiện kế hoạch, tùy theo diễn biến dịch bệnh, hàng năm đánh giá, điều chỉnh phạm vi từng vùng.

2. Giám sát dch bnh

a) Giám sát bị động

- Mục tiêu: Tất cả các đàn mắc hoặc nghi mắc cúm gia cầm phải được phát hiện và báo cáo. Rút ngắn thời gian từ khi dịch xuất hiện đến khi xử lý (lấy mẫu, tiêu hủy...). Ổ dịch phát hiện được xử lý gọn, không để lây lan.

- Tổ chức giám sát phát hiện bệnh tới từng trại chăn nuôi, từng thôn, tổ; giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân. Yêu cầu chủ trang trại cam kết báo cáo khi nghi ngờ dịch cúm xảy ra, nhằm phát hiện sớm, khống chế kịp thời khi dịch còn ở diện hẹp.

- Tất cả đàn gia cầm nuôi có biểu hiện nghi ngờ cúm gia cầm phải gửi bệnh phẩm tới phòng thí nghiệm chẩn đoán để xét nghiệm vi rút cúm H5N1 và chẩn đoán phân biệt.

- Tất cả chim hoang, các động vật mẫn cảm với bệnh cúm gia cầm bị chết không rõ nguyên nhân phải gửi bệnh phẩm xét nghiệm vi rút cúm H5N1.

b) Giám sát chủ động

- Mục tiêu: Nhằm phát hiện sự lưu hành vi rút trong đàn thủy cầm tại chợ, theo dõi biến đổi vi rút và xây dựng được bản đồ dịch tễ cúm gia cầm.

+ Chọn ngẫu nhiên 3 huyện, mỗi huyện 2 chợ có buôn bán thủy cầm để lấy mẫu giám sát (swab hầu họng), mỗi chợ sẽ lấy mẫu 20 con để xét nghiệm (gộp 5 mẫu swab đơn/hộ thành 01 mẫu xét nghiệm).

+ Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A, H5 và N1 bằng phương pháp xét nghiệm Real Time RT- PCR, phân lập vi rút.

+ Tần suất lấy mẫu: lấy mẫu hàng tháng ở cùng một chợ, lấy 12 lần/năm liên tiếp trong 5 năm.

- Biện pháp xử lý khi dương tính với vi rút cúm H5N1: thông báo kết quả dương tính H5N1 cho chính quyền địa phương và Ban quản lý chợ để cảnh báo nguy cơ cúm H5N1 đối với những người kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ gia cầm. Tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại chợ. Tăng cường giám sát phát hiện gia cầm bệnh để xử lý.

c) Xây dựng bản đồ phân bố các dịch, nơi lưu hành vi rút, nhánh vi rút cúm cho các năm nhằm đánh giá sự phân bố không gian của các chủng vi rút cúm.

3. Xử lý ổ dịch

- Mục tiêu: Tiêu hủy nhanh đàn nhiễm vi rút H5N1, không để dịch lây lan.

- Tất cả các đàn có gia cầm chết với biểu hiện triệu chứng bệnh tích điển hình bệnh cúm gia cầm sau khi mổ khám lấy bệnh tích gửi xét nghiệm phải được tiêu hủy ngay theo quy định. Toàn bộ gia cầm trong đàn còn khỏe mạnh và gia cầm của những hộ xung quanh đã tiếp xúc với đàn mắc bệnh trong vòng 2 tuần tính từ khi phát hiện bệnh phải được tiêu hủy triệt để. Đàn gia cầm được xét nghiệm dương tính với vi rút cúm H5N1 nhưng không có biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng phải được tiêu hủy.

- Các ổ dịch xảy ra đầu tiên phải tiến hành điều tra, lấy mẫu swab những đàn thủy cầm liền kề để xét nghiệm phát hiện tình trạng mang trùng.

[...]