Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 21/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 170/KH-UBND
Ngày ban hành 28/04/2023
Ngày có hiệu lực 28/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 170/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 21/NQ-CP NGÀY 20/02/2023 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2022 - 2026 THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 15-CT/TW NGÀY 10/8/2022 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO KINH TẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022 - 2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (viết tắt là Nghị quyết 21/NQ-CP);

Thực hiện Kế hoạch số 98-KH/TU ngày 21/02/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW, ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư Trung ương về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (viết tắt là Kế hoạch 98-KH/TU);

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tập trung cụ thể hóa và triển khai các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (viết tắt là Chỉ thị số 15-CT/TW) trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; gắn với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động 69-CTr/TU, ngày 03/02/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW; Quyết định 01 ngày 01/01/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tập trung cụ thể hóa và triển khai các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (viết tắt là Chỉ thị số 15-CT/TW).

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội đối với công tác ngoại giao kinh tế, quán triệt ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhanh, bền vững, đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả

2. Yêu cầu:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ ngoại giao kinh tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ trong hoạt động ngoại giao kinh tế. Các hoạt động ngoại giao kinh tế phải đảm bảo hiệu quả và gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn; phấn đấu đưa ngoại giao kinh tế trở thành động lực mạnh mẽ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác ngoại giao kinh tế cần xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc, hiệu quả, thực chất làm tiêu chí hàng đầu, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Gắn kết chặt chẽ ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển với ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân; tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức triển khai trên tinh thần ngoại giao phục vụ phát triển.

- Xác định rõ nhiệm vụ của các cấp, các ngành; nêu cao trách nhiệm người đứng đầu của các sở, ban, ngành và địa phương trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế. Coi trọng công tác phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện; định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả theo đúng quy định.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh quán triệt, tạo chuyển biến nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn cổ phần của nhà nước; các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 15-CT/TW, Nghị quyết 21/NQ-CP và Kế hoạch 98-KH/TU; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết và Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí và hành động để thực hiện hiệu quả mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ của công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới. Chú trọng đổi mới hình thức phổ biến, quán triệt theo hướng linh hoạt, phong phú (ứng dụng công nghệ thông tin, trực tuyến, trực tiếp)... phù hợp với từng cơ quan, tổ chức, địa phương.

Tăng cường các hoạt động sinh hoạt chuyên đề về công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, hội nhập quốc tế; xác định đây là cơ hội, là nền tảng để tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ động đưa các nội dung về hợp tác kinh tế như: thu hút đầu tư, vận động viện trợ, tranh thủ vốn, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, tri thức, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, xuất khẩu lao động, du lịch... vào kế hoạch, chương trình hoạt động chính của địa phương, cơ quan, đơn vị.

2. Tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác song phương và đa phương

- Tận dụng, tranh thủ tối đa các quan hệ chính trị đối ngoại để thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế phục vụ phát triển. Xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo tỉnh hàng năm trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành liên quan; đưa hợp tác kinh tế trở thành một nội dung trung tâm trong các hoạt động đối ngoại thông qua đón tiếp các đoàn đến thăm và làm việc tại địa phương (đoàn vào), chuyến thăm, làm việc ở nước ngoài (đoàn ra) và các sự kiện chính trị, văn hóa đối ngoại, các kỳ Festival Huế; tạo chuyển biến trong việc đôn đốc, triển khai quyết liệt, hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết với các đối tác nước ngoài (Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp cùng một số nước Châu Âu khác...) và kết quả đạt được.

- Tiếp tục củng cố và phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị có chọn lọc theo hướng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, hiệu quả, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau, gắn kết chặt chẽ quan hệ chính trị, đối ngoại với hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.... tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với các địa phương Trung, Nam Lào, chú trọng các nội dung thúc đẩy hợp tác kinh tế và ngoại giao kinh tế trong xây dựng và triển khai các đề án phát triển quan hệ với các đối tác, nhất là với các vùng, địa phương các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ và các nước Châu Âu..., lấy chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp làm tiêu chí hàng đầu trong triển khai ngoại giao kinh tế. Tận dụng các khuôn khổ hợp tác sẵn có và kịp thời kiến nghị các chủ trương, khuôn khổ, biện pháp nhằm tiếp tục mở rộng thực chất, làm sâu sắc hơn quan hệ, tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương... tận dụng, đề xuất các khuôn khổ, cơ chế, biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác chuyên ngành với các cơ quan Chính phủ các nước đối tác, các tổ chức quốc tế, các địa phương nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng trên cơ sở phù hợp với pháp luật và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. Tranh thủ sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để thúc đẩy ngoại giao phát triển kinh tế với mục tiêu tăng cường và khai thông cầu nối với các nhà đầu tư tiềm năng.

- Đẩy mạnh ngoại giao đa phương, tranh thủ nguồn lực quốc tế để phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số vì một Thừa Thiên Huế phát triển xanh, nhanh và bền vững.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030

- Tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chiến lược về hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2021 làm cơ sở kiến nghị chủ trương, chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2021 - 2030 và các giai đoạn tiếp theo; chú trọng nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng (thương mại, đầu tư, du lịch, nông nghiệp, năng lượng, công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, chế tạo và hạ tầng khu công nghiệp và cảng biển...)

- Thực thi và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, chủ động xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình thực hiện các cam kết, giảm thiểu tối đa thiệt hại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội theo các chương trình, kế hoạch đã được tỉnh ban hành về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); Kế hoạch triển khai chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA); Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP)...

- Tiếp tục đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường, đối tác, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác; chủ động, tích cực tham gia và từng bước củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp tỉnh nhà trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ