Quyết định 01/QĐ-UBND thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 01/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/01/2023
Ngày có hiệu lực 01/01/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;

Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân công theo dõi, chỉ đạo, thực hiện mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

Huy động tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư. Hoàn thành Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, các Đề án quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu xây dựng,... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh. Chú trọng phát triển văn hóa - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền số. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội trong nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh covid-19, không chủ quan, lơ là để dịch bệnh mới bùng phát.

2. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023

Các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì tổng hợp, theo dõi, tham mưu đề xuất chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch ngành; trong đó chú ý các chỉ tiêu quan trọng, cụ thể:

2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương:

- Tốc độ tăng trưởng GRDP: 9 - 10%.

- GRDP bình quân đầu người: 2.670 - 2.760 USD. Năng suất lao động xã hội tăng 9 - 10%.

- Cơ cấu kinh tế: dịch vụ: 46 - 47%; công nghiệp - xây dựng: 34 - 35%; nông nghiệp: 10 - 10,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 8 - 8,5%.

- Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10%.

- Thu hút 30-35 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 15.000-16.000 tỷ đồng.

- Số doanh nghiệp thành lập đạt khoảng 850 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt 8000 tỷ đồng; 10-15 hợp tác xã thành lập mới.

2.2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và các địa phương:

Hoàn thành dự toán thu ngân sách trên địa bàn: 9.926 tỷ đồng, tăng 44,7% so với dự toán địa phương năm 2022; phấn đấu thực hiện thu ngân sách đạt 13.000 tỷ đồng. Dự toán chi ngân sách địa phương 14.522,3 tỷ đồng, tăng 21,8% so với dự toán địa phương năm 2022.

2.3 Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương:

Phấn đấu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt[1], trong đó khách nội địa chiếm khoảng 70-80%; tổng thu từ du lịch khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng.

2.4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương:

[...]