Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 21/NQ-CP về Chương trình hành động giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW về công tác Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 80/KH-UBND
Ngày ban hành 03/04/2023
Ngày có hiệu lực 03/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Đoàn Thu Hà
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 03 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 21/NQ-CP NGÀY 20/02/2023 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2026 THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 15-CT/TW, NGÀY 10/8/2022 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO KINH TẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022 - 2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, cụ thể hóa và triển khai các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022 - 2026 ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/02/2023 của Chính phủ.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân đối với công tác ngoại giao kinh tế; xác định ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao, động lực quan trọng để tỉnh phát triển nhanh, bền vững; huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả.

2. Yêu cầu

- Triển khai công tác ngoại giao kinh tế cần xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc, hiệu quả, thực chất làm tiêu chí hàng đầu, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

- Xác định cụ thể nội dung công việc, trách nhiệm của các cấp, các ngành, bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP của Chính phủ.

- Kế hoạch phải được tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh, Đề án "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác Ngoại giao kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025".

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về công tác ngoại giao kinh tế

a) Các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, đầy đủ, thực chất nội dung Chỉ thị số 15-CT/TW và các văn bản chỉ đạo, định hướng của Trung ương, của tỉnh về công tác ngoại giao kinh tế cho cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân. Đẩy mạnh nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về yêu cầu, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ của công tác ngoại giao kinh tế trong tình hình mới. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về các hoạt động đối ngoại, hoạt động ngoại giao kinh tế bằng nhiều phương tiện, hình thức.

b) Sở Thông tin và Truyền thông đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan báo chí tích cực tuyên truyền về Chỉ thị số 15-CT/TW và các hoạt động ngoại giao kinh tế của đất nước, của tỉnh. Tăng cường truyền thông, thông tin cho các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân về chủ trương, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế của các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, đặc biệt các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh. Chú trọng tuyên truyền vai trò, đóng góp của ngoại giao kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước, của địa phương và doanh nghiệp.

c) Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đối ngoại về tiềm năng, thế mạnh và cơ hội hợp tác kinh tế với tỉnh Lạng Sơn.

2. Tiếp tục thiết lập, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Lạng Sơn với các địa phương, cơ quan, tổ chức nước ngoài trong đó chú trọng và làm sâu sắc nội hàm hợp tác kinh tế

a) Các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và UBND các huyện, thành phố tích cực thiết lập, thúc đẩy quan hệ đối ngoại để thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế phục vụ phát triển. Xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm của cơ quan, đơn vị mình trong đó chú trọng đưa hợp tác kinh tế trở thành một nội dung trung tâm trong các hoạt động đối ngoại; triển khai quyết liệt, hiệu quả các thỏa thuận và kết quả đối ngoại đạt được. Chủ động đề xuất nhu cầu, nội dung, cơ chế hợp tác về kinh tế, đầu tư, thương mại với các đối tác nước ngoài trong các chuyên ngành, lĩnh vực để thúc đẩy thiết lập và triển khai hợp tác. Tích cực củng cố, mở rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ đối ngoại, hợp tác về kinh tế với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và các địa phương khác của Trung Quốc; thúc đẩy hợp tác thực chất với các đối tác của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, một số nước Châu Âu và các đối tác truyền thống.

b) Sở Ngoại vụ chủ trì tham mưu xây dựng và triển khai các cơ chế, đề án hợp tác song phương với các đối tác của tỉnh; tham mưu xây dựng, đôn đốc triển khai hiệu quả kế hoạch hoạt động đối ngoại của tỉnh và xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo tỉnh hàng năm gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tích cực đưa các nội dung hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, tăng cường sự tham gia của địa phương, doanh nghiệp trong các chương trình hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo tỉnh. Tham mưu củng cố, tăng cường quan hệ giao lưu, hợp tác của tỉnh với các cơ quan đại diện ngoại giao ở trong và ngoài nước, các định chế tài chính lớn, tổ chức quốc tế đa phương, cơ quan hợp tác phát triển các nước, các quỹ đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài xúc tiến tài trợ, hợp tác thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, dự án trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

c) Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan kết nối tiếp xúc, làm việc, đề xuất dự án kêu gọi vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với các cơ quan hợp tác phát triển của các nước, đặc biệt là các đối tác ODA lớn của Việt Nam như ADB, WB, JICA, KOICA, KFW,AFD,... Tăng cường xúc tiến vận động các nguồn vốn ODA.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

a) Các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị và các nghị quyết, chiến lược về hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2021 làm cơ sở kiến nghị chủ trương, chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2021 - 2030 và các giai đoạn tiếp theo; chú trọng nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng; thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế, bao gồm các cam kết trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do (FTA) “thế hệ mới”, các Hiệp định song phương và đa phương về các lĩnh vực tài chính, hải quan, bảo hiểm xã hội, lao động...; chú trọng nâng cao nhận thức và năng lực thực thi các cam kết FTA của doanh nghiệp.

b) Sở Ngoại vụ chủ trì tổng hợp, tham mưu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

c) Sở Công Thương chủ trì tham mưu triển khai hiệu quả các FTA mà Việt Nam là thành viên phù hợp với tình hình thực tiễn; tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực thực thi các FTA cho doanh nghiệp.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; phối hợp với các cơ quan kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh; tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhằm huy động nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

đ) Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện biên giới và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư vào Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn; tăng cường triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh tại Khu KTCK; xây dựng các đề xuất dự án, xúc tiến nguồn vốn ODA và nguồn tài trợ từ các quỹ hợp tác đa phương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, Khu công nghiệp và các khu chức năng thuộc Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn được giao quản lý. Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn tăng cường hợp tác mở, nâng cấp cửa khẩu, xây dựng hạ tầng cửa khẩu, tăng cường hợp tác tiện lợi hóa thông quan, nâng cao sức thu hút, cạnh tranh của các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác đối ngoại, duy trì quan hệ, liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng phía Quảng Tây - Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao năng lực thông quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn.

e) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tham mưu triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ, thu hút nguồn lực bên ngoài cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh.

4. Đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhằm củng cố các động lực tăng trưởng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

[...]