Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2022 thực hiện đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 17/KH-UBND
Ngày ban hành 26/01/2022
Ngày có hiệu lực 26/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Văn Thi
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Thanh Hoá, ngày 26 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người đứng đầu các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến thương mại.

2. Triển khai các nhiệm vụ thực hiện Đề án theo từng giai đoạn và hàng năm; phát triển hệ sinh thái xúc tiến thương mại số theo lộ trình của Chính phủ, Bộ Công Thương và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh; cung cấp, khai thác, đồng bộ, phát triển hệ thống dữ liệu toàn diện, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến thương mại.

3. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, kết hợp lồng ghép với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, gắn với vai trò, trách nhiệm thực hiện của từng sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan; đảm bảo tính khả thi, thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng, tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại, các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở kết nối, đồng bộ với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

- Nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển, tìm kiếm các cơ hội thương mại trong và ngoài nước, góp phần tái cơ cấu ngành Công Thương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Xây dựng, hoàn thành cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại, các ngành hàng thương mại và xuất khẩu trọng điểm của tỉnh vào Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 1.000 doanh nghiệp của tỉnh được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; trong đó, có 20% doanh nghiệp, đơn vị có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin.

- 10% số lượng các hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh được tổ chức trên môi trường số.

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 2.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh và cán bộ các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố được tham gia tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ, cập nhật các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và bảo đảm an toàn thông tin.

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 1.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

- 100% thủ tục hành chính lĩnh vực xúc tiến thương mại đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, với 90% doanh nghiệp hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

b) Đến năm 2030

- Phát triển, khai thác hiệu quả Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

- 50% các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp tài khoản thường xuyên hoạt động, tìm kiếm, cung cấp, chia sẻ thông tin trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

- 50% các dịch vụ kết nối thị trường của doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

- 20% số lượng các hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh được tổ chức trên môi trường số.

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 10.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, công nghệ, nền tảng số và bảo đảm an toàn thông tin.

- 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 5.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

III. NỘI DUNG

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nhằm thay đổi về nhận thức, năng lực của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại

[...]