Kế hoạch 756/KH-UBND thực hiện Quyết định 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022 và kế hoạch khung giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 756/KH-UBND
Ngày ban hành 18/04/2022
Ngày có hiệu lực 18/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Đỗ Tiến Đông
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 756/KH-UBND

Gia Lai, ngày 18 tháng 04 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1968/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH KHUNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”; Công văn số 8425/BCT-XTTM ngày 28/12/2021 của Bộ Công Thương về việc xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”.

UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg năm 2022 và kế hoạch khung giai đoạn 2022 - 2025 với những nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Phát triển thương mại điện tử tỉnh Gia Lai

1.1. Hạ tầng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử được triển khai phổ biến đến cán bộ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Thời gian qua, việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp được quan tâm chú trọng, bước đầu đáp ứng những yêu cầu đặt ra.

Hệ thống mạng lưới viễn thông, internet cáp quang trên địa bàn tỉnh được nâng cấp, mở rộng, mạng điện thoại 3G, 4G và mạng truyền dẫn cáp quang được phủ sóng rộng rãi. 100% cơ quan hành chính nhà nước và doanh nghiệp có trang bị mạng internet tốc độ cao.

Giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt được chú trọng, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã chủ động khuyến khích các giao dịch không sử dụng tiền mặt. Sự ra đời và phát triển của các ứng dụng thanh toán trực tuyến như: Ví điện tử, internet banking, smart banking... đã đáp ứng nhu cầu sử dụng giao dịch điện tử của người dân và doanh nghiệp.

Các siêu thị, trung tâm mua sắm, các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn đã xây dựng hệ thống trang thiết bị cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến.

Chữ ký số được triển khai sử dụng trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đến nay, 100% các cơ quan hành chính đã thực hiện ký số theo đúng quy định; các lĩnh vực thuế, bảo hiểm đã chuyển qua hệ thống ký số chuyên dùng; áp dụng biên lai điện tử, chữ ký số trong việc nhận, trả hồ sơ cho doanh nghiệp đảm bảo nhanh, hiệu quả.

Hệ thống một cửa điện tử liên thông được triển khai tại tất cả cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; các hồ sơ thủ tục hành chính liên thông giữa các đơn vị cũng được luân chuyển qua hệ thống này. Đồng thời hệ thống đã được tích hợp với mạng xã hội Zalo để phục vụ theo dõi, tra cứu tình trạng giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.

Điện thoại thông minh trở nên phổ biến, phần lớn người dân đều trang bị điện thoại thông minh phục vụ cho nhu cầu trao đổi thông tin, mua bán hàng hóa... góp phần thúc đẩy hoạt động bán lẻ, tạo ra sự chuyển hướng căn bản trong mối quan hệ tương tác giữa người tiêu dùng, nhà bán lẻ và thương hiệu hàng hóa.

Hoạt động chuyển phát tăng trưởng về quy mô và số lượng như: VNPost, Viettel Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm..., một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắt đầu phát triển lĩnh vực này đã đáp ứng được nhu cầu giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Hạ tầng an toàn, an ninh mạng cho thương mại điện tử được phát triển với việc phổ biến chữ ký số, chứng thư số; tăng cường hệ thống bảo mật, đầu tư hệ thống tường lửa, phần mềm chống virus...; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, diễn tập về an ninh mạng cho các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

1.2. Quy mô thị trường thương mại điện tử

Đến nay, có khoảng 20% dân số tham gia mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và các ứng dụng di động như: Lazada, Shopee, Sendo, Facebook, Zalo... với giá trị mua hàng trực tuyến đạt tương đối cao.

Doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hằng năm đều tăng, khoảng 15%/năm, chiếm 4% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh.

1.3. Nguồn nhân lực thương mại điện tử

Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 792 lao động lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử có trình độ từ cao đẳng trở lên, đang công tác tại các tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.

Trên địa bàn tỉnh có hơn 500 doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực công nghệ thông tin; trong đó, có khoảng 25 doanh nghiệp kinh doanh về phần mềm và nội dung số, còn lại là kinh doanh thiết bị, linh kiện công nghệ thông tin.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thương mại điện tử luôn được quan tâm, chú trọng. Hằng năm tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử và công nghệ thông tin cho cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

(Nguồn: Báo cáo số 317/BC-SCT ngày 09/9/2020 của Sở Công Thương Gia Lai “Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020”).

2. Hoạt động xúc tiến thương mại

Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, tăng cường cung cấp thông tin thị trường trong nước và ngoài nước cho các doanh nghiệp, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tìm kiếm và mở rộng phát triển thị trường, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh và bắt kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Vận động các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật vào quá trình hoạt động của mình, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh về giá cả, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

[...]