Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030” tỉnh Nam Định năm 2022 và kế hoạch khung giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 50/KH-UBND
Ngày ban hành 12/04/2022
Ngày có hiệu lực 12/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Hà Lan Anh
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/KH-UBND

Nam Định, ngày 12 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2021-2030” TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH KHUNG GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”;

Thực hiện Văn bản số 8425/BCT-XTTM ngày 28/12/2021 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện “Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch hành động thực hiện “Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”của tỉnh Nam Định trong năm 2022 và kế hoạch khung giai đoạn 2022-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh trên cơ sở xây dựng, hình thành, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước, góp phần tái cơ cấu ngành Công Thương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Năm 2022

- Xây dựng, hình thành khung cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại nhằm phục vụ kết nối, liên thông với hệ sinh thái Xúc tiến thương mại số theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

- 20% các tổ chức xúc tiến thương mại và gần 100 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và bảo đảm an toàn thông tin.

- 100% thủ tục hành chính lĩnh vực xúc tiến thương mại đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, với 90% doanh nghiệp hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

b) Đến năm 2025

- 50% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 100 doanh nghiệp được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin.

- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại và 02 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh được hình thành kết nối, liên thông với hệ sinh thái Xúc tiến thương mại số.

- 10% các dịch vụ kết nối thị trường được tổ chức trên nền tảng kết nối, hỗ trợ trên 100 lượt doanh nghiệp.

- 30% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 300 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và bảo đảm an toàn thông tin.

- 30% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 300 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

- 100% thủ tục hành chính lĩnh vực xúc tiến thương mại đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, với 100% doanh nghiệp hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU (có phụ lục kèm theo)

1. Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại tại tỉnh Nam Định hiện nay (thực hiện sau khi Bộ tiêu chí đánh giá mức độ áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại được ban hành).

a) Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại tại cơ quan và các tổ chức xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.

b) Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại tại các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến thương mại nhằm kết nối hiệu quả với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

a) Triển khai xây dựng, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu xúc tiến thương mại của địa phương bao gồm: mạng lưới các tổ chức xúc tiến thương mại; các doanh nghiệp, hợp tác xã; ngành hàng, sản phẩm chủ lực của địa phương,...nhằm chuẩn hóa, chuyển đổi, tích hợp kết nối hiệu quả với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

b) Thúc đẩy phát triển và áp dụng các nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các nền tảng thương mại điện tử.

c) Tập trung nguồn lực triển khai có hiệu quả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia được triển khai từ Trung ương đến địa phương; kết nối chia sẻ, chuẩn hóa dữ liệu với các hệ thống thông tin của tỉnh.

[...]