Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2021 triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 166/KH-UBND
Ngày ban hành 21/07/2021
Ngày có hiệu lực 21/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 166/KH-UBND

Sơn La, ngày 21 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 GIAI ĐOẠN 2021-2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch

- Dịch bệnh do chủng mới của vi rút Corona 2019 (COVID-19) được phát hiện lần đầu tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Tới nay, hầu như tất cả các quốc gia và vùng lãnh thtrên thế giới đều đã ghi nhận có trường hợp mắc COVID-19.

- Tại Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên vào ngày 23/01/2020, đến nay Việt Nam có tổng cộng 65.607 ca mắc, trong đó có 63.510 ca mắc trong nước và 2.097 ca nhập cảnh, số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 61.940 ca, trong đó có 8.669 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Tại tỉnh Sơn La, ngày 17/5/2021 đã ghi nhận 01 trường hợp đầu tiên mắc SARS-CoV-2 (BN-4367) tại xã Nà Bó, huyện Mai Sơn cho đến nay chưa phát hiện thêm ca mắc mới.

- Vắc xin phòng COVID-19 là giải pháp cần thiết và quan trọng để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội. Các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vắc xin qua nhiều kênh khác nhau: làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất vắc xin, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, đại sứ Việt Nam ở nước ngoài. Đến nay đã có khoảng 105 triệu liều từ các nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam.

Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Đđạt được mục tiêu này, và trong bối cảnh số lượng lớn vắc xin phòng COVID-19 sẽ về Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử trên quy mô toàn quốc với sự tham gia của nhiều lực lượng như y tế, quân đội, công an và các bộ, ngành. Chiến dịch tiêm chủng này phải được tổ chức đồng loạt tại các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc bao gồm các cơ sở công lập và tư nhân, các đơn vị trong và ngoài ngành y tế...

Tỉnh Sơn La đã triển khai 02 đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19. Tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 31.361 mũi vắc xin phòng Covid-19 trong đó: Sngười đã được tiêm 1 mũi: 30.743 người, số người đã được tiêm đủ 2 mũi: 618 người.

Để kịp thời tiếp nhận, triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với các loại vắc xin phòng COVID-19 khác nhau, số lượng nhiều và điều kiện bảo quản khác nhau và sự tham gia của toàn quân, toàn dân đ nhanh chóng tăng tỷ lệ bao phủ, tỷ lệ sử dụng vắc xin. Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 trong thời gian vừa qua và khả năng cung ứng vắc xin của Bộ Y tế, để vắc xin được sử dụng hiệu quả, tăng tỷ lệ bảo phủ của vc xin tới các tầng lớp người dân qua đó tạo miễn dịch trong cộng đồng thì việc xây dựng kế hoạch Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2022 là một việc làm cấp bách và cần thiết.

2. Thực trạng nhân lực, hệ thống dây chuyền lạnh của tỉnh

a) Thực trạng nhân lực trong hệ thống TCMR

Hiện nay, trên toàn tỉnh có 243 cơ sở tiêm chủng, trong đó có 218 cơ s tiêm chủng mở rộng (13 điểm tiêm chủng tại các Bệnh viện) và có 25 cơ sở tiêm chủng dịch vụ trong hệ thống công lập và tư nhân (12 cơ sở tiêm chủng tại 12/12 huyện/thành phố và 13 cơ sở tiêm chủng dịch vụ tư nhân), snhân lực tại các tuyến tham gia công tác tiêm chủng mở rộng khoảng gần 1.500 cán bộ chuyên môn. Tại các tuyến có bộ phận phụ trách tiêm chủng và cán bộ chuyên trách tiêm chủng mở rộng nhân lực tham gia đều được tập huấn và cấp giấy chứng nhận an toàn về tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức buổi tiêm chủng.

b) Thực trạng hệ thống dây chuyền lạnh tại tuyến tỉnh, huyện:

Hiện tại, tỉnh Sơn La đang dùng tủ lạnh chuyên dụng TCW4000AC (dung tích 240 lít) và tủ TCW3000AC (dung tích 150 lít) để thực hiện việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ 2-8°C theo quy định của Chương trình TCMR. Tuy nhiên, đối với những vắc xin cần bảo quản ở nhiệt độ âm sâu (từ -80°C đến -15 °C) thì hiện tại tỉnh Sơn La chưa có.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19;

- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021;

- Các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 30/3/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19;

- Quyết định số 1210/QĐ-BYT ngày 09/02/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility hỗ trợ; Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022.

- Quyết định số 3518/QĐ-BYT ngày 20/7/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19;

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

Phòng, chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng.

[...]