Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2021 thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 166/KH-UBND
Ngày ban hành 23/09/2021
Ngày có hiệu lực 23/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Ngô Thị Kim Yến
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 166/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TRẺ EM LAO ĐỘNG TRÁI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thực hiện Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình); Công văn số 2178/LĐTBXH-TE ngày 12/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Chương trình, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nng ban hành Kế hoạch thực hiện phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Kế hoạch), với các nội dung sau:

Phần I

THỰC TRẠNG TRẺ EM VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THAM GIA LAO ĐỘNG

Cuộc điều tra quốc gia lao động trẻ em 2018 được tiến hành kết hợp với cuộc điều tra Lao động - Việc làm năm 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê và tổ chức Lao động quốc tế tiến hành áp dụng định nghĩa lao động trẻ em của ILO: Lao động trẻ em là trẻ em tham gia hoạt động kinh tế vượt ngưỡng thời gian quy định cho nhóm tuổi tương ứng hoặc làm các công việc cấm trẻ em làm việc. Kết quả điều tra cho thấy cả nước có hơn 1,75 triệu trẻ em tham gia hoạt động kinh tế (chiếm 9,1% tổng số trẻ em 5-17 tuổi của cả nước). Trong số trẻ em tham gia hoạt động kinh tế, có hơn 1,03 triệu em được xác định là lao động trẻ em (chiếm 5,4% tổng số trẻ em 5-17 tuổi và chiếm 58,8% trẻ em tham gia hoạt động kinh tế). Trong số lao động trẻ em, có 519.805 trẻ em được xác định là lao động trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc lại, nguy hiểm (chiếm 2,7% tổng số trẻ em 5-17 tuổi). Trẻ em lao động có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em, càng tham gia lao động nhiều trẻ em càng không có cơ hội được đi học, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trẻ em, thời gian học tập và tham gia các hoạt động cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em như các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí.

Ở thành phố Đà Nẵng chưa có số liệu đầy đủ về lao động trẻ em. Theo báo cáo hàng năm của các doanh nghiệp về tình hình sử dụng lao động thì trên địa bàn thành phố không sử dụng lao động trẻ em và chưa thành niên trái quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 của các địa phương, trên địa bàn thành phố chưa ghi nhận trường hợp trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật, tuy nhiên chưa có khảo sát, đánh giá về trẻ em tham gia hoạt động kinh tế gia đình; ngoài ra, vẫn có một số trường hợp trẻ em tham gia hoạt động kinh tế như bán vé số, bán hàng rong và các công việc khác phụ giúp gia đình, thường chỉ tập trung vào dịp hè, ngoài giờ học. Bên cạnh đó, theo kết quả rà soát về lao động chưa thành niên của Sở Văn hóa và Thể thao, hiện thành phố có 347 người chưa thành niên tham gia trong các công việc thể dục, thể thao (233 trẻ em trai và 114 trẻ em gái); 100% các em còn đang đi học; trong số đó, có 76 em trong độ tuổi từ đủ 5 tuổi đến chưa đủ 13 tuổi, 91 em trong độ tuổi đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và 180 trẻ em và người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi); nhóm trẻ em tham gia lao động trong công việc này theo đúng quy định của pháp luật, không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của các em. Tuy nhiên, theo thống kê toàn thành phố có khoảng 10.600 trẻ em có nguy cơ tham gia lao động (gồm trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; trẻ em không nơi nương tựa). Đây là nhóm trẻ cần quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, xã hội để giảm nguy cơ trẻ em tham gia lao động trái pháp luật.

Chương trình “Không có học sinh bỏ học đã được ngành Giáo dục và Đào tạo cùng với các ngành, hội đoàn thể, địa phương chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tổ chức giúp đỡ, bồi dưỡng học sinh yếu; đồng thời, đã tích cực vận động số học sinh bỏ học ra lớp và đnh hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề. Đến nay, Đà Nẵng duy trì được kết quả không có học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn và số học sinh bỏ học giảm dần qua các năm. Bên canh đó, thành phố luôn tập trung nguồn lực thực hiện chương trình an sinh xã hội như giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm,... theo đó đã giúp cho hàng chục ngàn lượt hộ vươn lên thoát nghèo; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và mức sống gia đình, góp phần hạn chế tình trạng trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế, lao động trái quy định của pháp luật.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU LAO ĐỘNG TRẺ EM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu chung

Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; phát hiện, hỗ trợ, can thiệp kịp thời trẻ em lao động trái quy định của pháp luật và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trái quy định của pháp luật để đảm bảo quyền trẻ em và tạo cơ hội phát triển toàn diện trẻ em.

2. Mc tiêu cthể

a) Mục tiêu 1: Phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (sau đây gọi là lao động trẻ em) và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.

- Phấn đấu không có lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5-17 tuổi trái quy định của pháp luật;

- 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được phát hiện và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi;

- Trên 95% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được phát hiện được tiếp cận giáo dục phổ thông, đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu.

b) Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

- 90% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em;

- 80% trẻ em từ 09 đến dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em;

- 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình; đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

c) Mục tiêu 3: Tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

- 90% cán bộ, công chức, viên chức cấp thành phố, quận, huyện và 80% cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em;

- 90% doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

3. Đối tượng

Lao động trẻ em và lao động chưa thành niên đến 17 tuổi, trẻ em tham gia lao động và trẻ em có nguy cơ; cha mẹ, người nuôi dưỡng; người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ; làng nghề truyền thống; cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

[...]