Công văn 2178/LĐTBXH-TE năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 2178/LĐTBXH-TE
Ngày ban hành 12/07/2021
Ngày có hiệu lực 12/07/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Hà
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2178/LĐTBXH-TE
V/v thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2021

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Căn cứ Khoản 8, Điều 2 của Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi là Chương trình), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các công việc sau:

1. Xây dựng Chương trình/Kế hoạch hằng năm và giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình của địa phương căn cứ vào tình hình thực tế (nội dung theo Phụ lục hướng dẫn gửi kèm), gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em) trước ngày 15/9/2021 để tổng hợp.

2. Hằng năm, bố trí ngân sách và chỉ đạo lồng ghép triển khai trong các chương trình, đề án có liên quan trên địa bàn để thực hiện Chương trình.

3. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành về phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (sau đây gọi là lao động trẻ em, viết tắt là LĐTE). Đưa nhiệm vụ triển khai công tác phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE vào nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo/Ban Điều hành bảo vệ trẻ em, Nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em các cấp.

4. Kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành pháp luật, chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp sử dụng LĐTE.

5. Thu thập thông tin, số liệu về tình hình LĐTE và người chưa thành niên lao động trái quy định của pháp luật. Theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch. Các báo cáo hằng năm, sơ kết, tổng kết Kế hoạch của địa phương gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em); báo cáo hằng năm gửi trước ngày 25 tháng 11.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em, địa chỉ: Tầng 6, Khách sạn Công đoàn Quảng Bá, số 98 Tô Ngọc Vân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội; điện thoại: 024.37475627, email: treem@molisa.gov.vn) để hướng dẫn, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, TE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hà

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TRẺ EM LAO ĐỘNG TRÁI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
(Kèm theo Công văn số 2178/LĐTBXH-TE ngày 12/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. Xác định tình hình trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (sau đây gọi là lao động trẻ em, viết tắt là LĐTE) và người chưa thành niên lao động trái quy định của pháp luật tại địa phương:

- Khảo sát, nắm tình hình và số lượng LĐTE và người chưa thành niên lao động trái quy định của pháp luật và số lượng trẻ em có nguy cơ trở thành LĐTE (trẻ em có nguy cơ) tại địa phương.

- Xác định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, ngành nghề, địa bàn có nhiều LĐTE, trẻ em có nguy cơ tại địa phương, đặc biệt hợp tác xã, các làng nghề, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các chuỗi cung ứng.

2. Xác định mục tiêu:

Căn cứ vào và đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; mục tiêu, chỉ tiêu của Quyết định số 782/QĐ-TTg; số lượng, tỷ lệ tăng, giảm LĐTE và trẻ em có nguy cơ của địa phương so với giai đoạn 2016 - 2020 đxác định mục tiêu phù hợp, khả thi hằng năm, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

3. Xây dựng và triển khai các giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện theo lộ trình các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra với các nội dung chính sau:

- Rà soát, hoàn thiện các chính sách, quy định nhằm bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp LĐTE và trẻ em có nguy cơ phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, các tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động, đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động, đặc biệt tại các làng nghề và khu vực kinh tế phi chính thức, chú trọng người sử dụng lao động là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình, cộng đồng xã hội, cha mẹ, trẻ em. Đa dạng các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tận dụng thế mạnh của mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin để truyền thông kịp thời, định hướng dư luận xã hội về những vấn đề phát sinh. Chú trọng truyền thông phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em bằng các phương pháp và mô hình truyền thông, giáo dục hỗ trợ quyền trẻ em thông qua các hình thức sáng tạo nghệ thuật phù hợp với từng địa phương, cộng đồng, dân tộc.

- Nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE. Chú trọng việc nâng cao năng lực cho người sử dụng lao động là hợp tác xã, hộ gia đình; người sử dụng lao động trong các làng nghề và khu vực kinh tế phi chính thức, quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các chuỗi cung ứng. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng cho giảng viên nguồn các cấp, các ngành tại địa phương, chú trọng đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em và đội ngũ thanh tra viên về lao động.

- Tăng cường phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp LĐTE và trẻ em có nguy cơ:

+ Triển khai quy trình, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp LĐTE và trẻ em có nguy cơ gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em ở tại địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở.

+ Hỗ trợ LĐTE, trẻ em có nguy cơ và gia đình tiếp cận các chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, trợ giúp xã hội, giáo dục giáo dục phthông và đào tạo nghề phù hợp; tạo việc làm để ổn định sinh kế.

+ Hướng dẫn người sử dụng lao động, đặc biệt người sử dụng lao động tại các làng nghề; khu vực khu vực kinh tế phi chính thức về kiến thức, kỹ năng phát hiện và phối hợp với các ban ngành, cơ quan, tổ chức đcan thiệp, hỗ trợ LĐTE; hỗ trợ cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, đặc điểm thể chất và tâm lý của trẻ em và theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; phòng ngừa, giảm thiu LĐTE trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Xây dựng và triển khai các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện tại địa phương như: Mô hình phát hiện sớm, hỗ trợ, can thiệp LĐTE và trẻ em có nguy cơ; mô hình phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE trong các hộ gia đình nghèo, cận nghèo; mô hình doanh nghiệp không sử dụng LĐTE; mô hình phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE trong khu vực hợp tác xã và các làng nghề.

[...]