ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1633/KH-UBND
|
Hà
Nam, ngày 25 tháng 07
năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TU VỀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ PHỦ
LÝ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về xây dựng phát
triển thành phố Phủ Lý đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết, với những nội dung chủ yếu
như sau:
A. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp
nêu trong Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về
xây dựng và phát triển thành phố Phủ Lý đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
xác định rõ trách nhiệm của UBND thành phố Phủ Lý và các Sở, ngành để hoàn
thành mục tiêu đã xác định, thực hiện thành công Nghị quyết.
B. NỘI DUNG
I. Phát triển kinh
tế nhanh và bền vững, lấy dịch vụ thương mại là trọng tâm để phát triển kinh tế
1. UBND thành phố:
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm
khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế (vị trí địa kinh tế - đô thị, cảnh quan tự nhiên hài hòa, đặc thù với các
dòng sông và hệ thống mặt nước trong lòng đô thị, các dự án đầu tư quy mô lớn
đã được xác định tại khu vực Phủ Lý), nguồn lực (vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, đất) để phát
triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững.
- Xây dựng Đề án chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2016-2025, hoàn thành trước
quý II/2017. Thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất, bàn
giao đáp ứng tiến độ yêu cầu của Nhà đầu tư để triển khai các dự án nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại
xã Liêm Tiết, Tiên Hải, Phù Vân.
2. Các sở, ngành, UBND thành phố Phủ
Lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Thực hiện hiệu quả các Nghị quyết
chuyên đề của Tỉnh ủy, Kế hoạch triển khai của UBND tỉnh về phát triển công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là Nghị quyết 07-NQ/TU, Kế hoạch 1598/KH-UBND về đẩy mạnh phát triển
thương mại, dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, đào
tạo nguồn nhân lực và du lịch giai đoạn 2016-2025.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để
cải thiện môi trường đầu tư, trọng tâm là thực hiện Kế hoạch số 1167a/KH-UBND
ngày 31/5/2016 và Quyết định 957/QĐ-UBND
ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của
Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm
2020, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
3. Các Sở, ngành:
- Giải quyết hoặc tham mưu UBND tỉnh
giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của thành
phố, tạo điều kiện cho thành phố phát triển nhanh, bền vững.
- Phối hợp UBND thành phố để phát triển
đồng bộ các dịch vụ về giao thông vận tải, điện, nước, thông tin truyền thông,
xử lý nước thải, chất thải... phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.
4. Ban Quản lý Khu đại học Nam Cao:
Xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư Khu Đại học Nam Cao giai đoạn 2017-2020,
định hướng đến 2025, trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2016.
5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh,
Sở Công Thương: Chủ trì thu hút chọn lọc các dự án đầu tư mới vào Khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn thành phố, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang
thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
II. Chú trọng công
tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, tiếp tục đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, hiện đại
1. UBND thành phố:
- Triển khai nghiêm túc Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2025, định hướng 2030, tầm
nhìn 2050, Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050, thiết
kế đô thị dọc các trục đường chính và hai bên sông Đáy, sông Châu sau khi được
phê duyệt.
- Thực hiện hiệu quả các quy định, chỉ
thị của UBND tỉnh về quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây
dựng, quản lý đất đai.
- Lập Đề
án điều chỉnh địa giới hành chính các xã, phường cho phù hợp với phát
triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, Đề án thành lập mới (nâng cấp) từ
4-5 phường trên cơ sở các xã hiện có, hoàn thành trong năm 2017. Lập và triển
khai Chương trình phát triển đô thị Phủ Lý, Đề án xây dựng thành phố thành đô
thị loại II trước năm 2020.
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ
chế tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển
thành phố; huy động, sử dụng hiệu quả vốn ngân sách theo phân cấp và các nguồn
vốn khác cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Chú trọng công
tác chỉnh trang đô thị, đặc biệt quan tâm chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị cũ.
- Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tăng tính hấp dẫn trong
thu hút đầu tư.
- Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xây dựng và quản lý
đô thị; thực hiện xã hội hóa, tư nhân hóa trong đầu tư
xây dựng, chỉnh trang đô thị và cung cấp dịch vụ đô thị.
2. Sở Xây dựng:
- Hoàn thiện thiết kế đô thị dọc các
trục đường chính và hai bên sông Đáy, sông Châu, trình UBND tỉnh phê duyệt
trong quý III/2016. Lập mô hình để trưng bày, triển lãm
quy hoạch chung xây dựng thành phố, thiết
kế đô thị dọc các trục đường chính và hai bên sông Đáy, sông Châu. Chủ trì, phối hợp UBND thành phố và đơn vị liên quan lập
quy hoạch chi tiết các khu vực điểm
nhấn của thành phố.
- Tham mưu Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc thành phố Phủ Lý, báo cáo UBND tỉnh trong năm 2016.
- Phối
hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng thực hiện thiết kế đô thị một ô phố, thành
phố Phủ Lý.
- Phối hợp với UBND thành phố trong lập
và trình phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Phủ Lý, Đề án thành lập mới (nâng cấp) 4-5 phường, Đề án
xây dựng thành phố thành đô thị loại II.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu xây dựng các cơ chế, chính
sách hỗ trợ tối đa để phát triển thành phố (cơ chế ưu đãi cho các công trình, nhóm công trình, dự án quan trọng; hỗ trợ đầu tư các trường học, thiết chế văn hóa của các
phường như các xã; ...).
- Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí vốn
đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố: Hạ tầng Trung tâm y tế chất lượng cao, khu Đại học Nam Cao;
hỗ trợ vốn vay, vốn đối ứng thực hiện giải phóng mặt bằng dự án đô thị Phủ Lý sử
dụng vốn vay WB.
- Phối
hợp các Sở, ngành làm tốt công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; đối với khu
đất ở vị trí có lợi thế, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược đầu tư dự án lớn, hiện đại,
cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đồng thời tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị.
4. Sở Nội vụ: Hướng dẫn và phối hợp với
UBND thành phố trong lập và trình phê duyệt Đề
án điều chỉnh địa giới hành chính các xã, phường của thành phố.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài
chính và các Sở, ngành liên quan:
- Phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố để giải quyết kịp thời các
khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án, đặc
biệt là các dự án trọng điểm.
- Chỉ đạo chủ đầu tư các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố hoàn thành dự án theo đúng tiến độ được
phê duyệt, sớm bàn giao cho thành phố để quản lý theo phân cấp.
6. Các Sở, ngành liên quan, Công ty
điện lực tỉnh, Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam, Viễn thông Hà Nam...
- Phối hợp với thành phố để từng bước
ngầm hóa mạng cáp điện, cáp thông tin, cáp truyền hình, đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Đầu tư hạ tầng cung cấp điện, nước,
thông tin trong các khu nhà ở, khu đô thị mới để đảm bảo đồng bộ, chất lượng,
giảm kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước.
7. Sở Tài chính tham mưu cơ chế về
phân cấp nguồn thu, tăng tính chủ động trong đầu tư của thành phố.
8. UBND thành phố, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở, ngành liên quan thực hiện tốt công tác quản lý môi trường nhằm
đảm bảo các chỉ tiêu bảo vệ môi trường theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XIX, chú trọng thực hiện hiệu quả quy định về quản lý quy hoạch, xây dựng
và sử dụng nghĩa trang, thu gom và xử lý rác thải, xử lý nước thải (sinh hoạt,
bệnh viện, cụm công nghiệp).
III. Phát triển
toàn diện lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây
dựng nếp sống văn minh đô thị
1. UBND thành phố Phủ Lý chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành:
- Thực hiện hiệu quả các giải pháp để
phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa -
xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện, là đơn vị dẫn đầu toàn
tỉnh. Lập và triển khai Đề án xây dựng
trường THCS chất lượng cao (trên cơ sở trường THCS Trần Phú), hoàn thành vào năm 2020. Triển khai hiệu quả
Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông
thôn. Kết hợp nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước với
huy động các nguồn vốn khác để củng cố, hoàn chỉnh, bổ sung các thiết chế văn
hóa, các công trình có giá trị văn hóa phục vụ lợi ích cộng đồng gắn với cảnh
quan thành phố. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
- Xây dựng, trình HĐND thành phố
thông qua Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong quý IV/2016. Vận động
người dân, hộ gia đình tự giác thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, xây
dựng người thành phố văn minh, thanh lịch.
2. Sở Y tế: Hoàn thiện Đề án xây dựng
Bệnh viện Đa khoa và các bệnh viện chuyên khoa của tỉnh là bệnh viện vệ tinh của
các bệnh viện tuyến Trung ương, Đề án
thành lập: Bệnh viện Sản - Nhi, Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh, báo cáo
UBND tỉnh trong năm 2016.
IV. Giữ vững an ninh
chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu
tư, phát triển kinh tế - xã hội
1. UBND thành phố chủ trì, phối hợp với
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Thanh tra tỉnh và các Sở, ngành liên
quan triển khai các giải pháp đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, không để xảy ra “đột xuất”, “bất ngờ”,
không để hình thành “điểm nóng”, kiềm chế phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội, hạn
chế đơn thư vượt cấp, tồn đọng kéo dài.
2. Công an tỉnh chủ trì: Bảo vệ tuyệt
đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội được tổ chức trên địa bàn thành phố.
3. Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và
Môi trường tham mưu kịp thời giải quyết các vụ khiếu nại, tối cáo trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh
V. Đẩy mạnh cải
cách hành chính
1. UBND thành phố Phủ Lý: Tham mưu
thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của thành
phố, bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh. Thực hiện
hiệu quả Kế hoạch và các Đề án trọng tâm
của UBND tỉnh triển khai Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành
chính, trọng tâm là thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức,
viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Kế hoạch
cải cách hành chính 5 năm và hàng năm của UBND tỉnh. Xây dựng Đề án kiện toàn sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức
theo vị trí việc làm và tinh giản bộ máy theo quy định. Thành lập Văn phòng một
cửa điện tử, hoàn thành trong năm 2016.
2. Sở Nội vụ: Hoàn thiện dự thảo Nghị
quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về cải cách hành chính và Kế hoạch triển khai của UBND tỉnh, làm cơ sở để UBND thành phố
triển khai thực hiện.
C. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
I. Căn cứ
Kế hoạch của UBND tỉnh:
1. UBND thành phố Phủ Lý: Xây dựng Kế
hoạch chi tiết để thực hiện, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
nêu trong Nghị quyết thành Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
2. Các Sở, ngành theo chức năng, nhiệm
vụ được giao triển khai thực hiện các công việc cụ thể đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Trong quá trình thực hiện nếu thấy cần
thiết phải bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch
thực hiện, các đơn vị đề xuất bằng văn bản gửi Văn phòng
UBND tỉnh tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
II. Giao
UBND thành phố Phủ Lý, định kỳ 6 tháng, năm, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện
về UBND tỉnh./.
Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND thành phố Phủ Lý;
- LĐVP, các CV;
- Lưu VT, TH
KH.thựchiệnNQTinhuyvePTTP
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Minh Hiến
|