Kế hoạch 1612/KH-BCĐ năm 2021 về đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo từng cấp độ, diễn biến của dịch bệnh ở các địa bàn bị phong tỏa, giãn cách do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 1612/KH-BCĐ
Ngày ban hành 26/05/2021
Ngày có hiệu lực 26/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Nguyễn Mạnh Hùng
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

UBND TỈNH TÂY NINH
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHNG DỊCH BỆNH CỦA TỈNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1612/KH-BCĐ

Tây Ninh, ngày 26 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO CUNG ỨNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU PHỤC VỤ NHU CẦU TIÊU DÙNG CỦA NHÂN DÂN THEO TỪNG CẤP ĐỘ, DIỄN BIẾN CỦA DỊCH BỆNH Ở CÁC ĐỊA BÀN BỊ PHONG TỎA, GIÃN CÁCH

Thực hiện Chthị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ vviệc quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; Chỉ thị s07/CT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chng các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chng dịch bệnh ca tnh xây dựng Kế hoạch đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo từng cấp độ, diễn biến của dịch bệnh các địa bàn bị phong tỏa, giãn cách, như sau:

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

- Đại dịch COVID-19 đã và đang hoành hành trên thế giới, đặc biệt là đang gây hậu qukhá nặng nề cho nhiều quốc gia, nhất là một số nước láng ging trong khu vực. Sau nhiều nlực của cả hệ thống chính trị, trong một thời gian khá lâu nước ta không có ca lây nhim trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong thời gian gn đây, dịch đã xuất hiện trở lại tại một số địa phương với một số din biến nhanh và phức tạp, đe dọa sự nlực của ccộng đồng nếu không kiểm soát tt... Dự báo tình hình dịch bệnh stiếp tục phức tạp và lâu dài, chưa th khng định thời điểm kết thúc mặc dù đã có một số loại vc xin được đưa vào sử dụng. Vì thế, việc phi tiếp tục sn sàng đối phó với dịch bệnh mức cao nhất, cần bo đảm đảm bo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo từng cấp độ, diễn biến của dịch bệnh ở các địa bàn bị phong tỏa, giãn cách.

- Dịch có thể bùng phát thành “ổ dịch” trên địa bàn tỉnh từ các nguồn lây nhiễm: Nhập cảnh từ Campuchia, từ các địa phương có dịch về địa bàn tỉnh không khai báo; việc tổ chức cách ly người có nguy cơ lây nhim tại các điểm cách ly tập trung không đúng hướng dẫn và các quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, dn đến lây nhiễm chéo trong khu cách ly và ra ngoài cộng đồng.

- Hiện tại trên địa bàn tnh đang duy trì 15 điểm tiếp nhận cách ly kh năng tiếp nhận 2.424 người. Khi tình hình nhập cảnh và từ các địa phương có dịch về địa bàn với slượng lớn thì không thể đáp ứng nhu cầu cách ly tập trung phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chđộng, kịp thời phát hiện ứng phó, phòng chống có hiệu quả các trường hợp lây nhiễm viêm phổi cấp do chủng mới của COVID-19 gây ra, không để dịch lây lan, trên diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mc và tử vong.

- Đm bo cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh, k ckhi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lan rộng trên cả nước và trên địa bàn tnh.

2. Yêu cầu

- Đra các giải pháp phòng, chống phù hợp với từng tình huống và cấp độ dịch bệnh, trong quá trình trin khai thực hiện cn theo dõi sát din biến tình hình dịch cúm COVID-19 trong nước và thế giới, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh để chủ động có phương án, giải pháp xử lý kịp thời với hiệu qucao nhất.

- Phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành các biện pháp, giải pháp xử lý các tình hung có thể xảy ra; kịp thời nm bt tình hình diễn biến báo cáo Thtướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo, đảm bảo trin khai các giải pháp ứng phó ti ưu, hiệu quả nhất, giảm thiu tác động tiêu cực có thể xảy ra của dịch bệnh, góp phần đảm bo thực hiện các mục tiêu chung của cả nước và của tnh trong công tác ứng phó với dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

- Chđộng nắm bắt tình hình diễn biến của dịch bệnh và thị trường đểy dựng phương án tổ chức sản xuất, vận chuyn, dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và sản xuất; có phương án kiểm tra, giám sát việc đảm bo trin khai đầy đủ, nghiêm túc các giải pháp bình n thị trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức tốt phương án huy động các nguồn cung ứng, dự trữ hàng hóa từ các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhm chủ động chuẩn bị kịp thời, đầy đủ theo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và công tác phòng chng dịch bệnh; đồng thời, đảm bảo tăng slượng hàng hóa dự trhợp lý với giá cả ổn định, phù hợp, tổ chức tốt phương án vận chuyển, cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu nhằm đáp ứng tốt việc thực hiện phương châm 4 tại ch trong công tác phòng chng dịch bệnh tại địa phương.

III. DỰ BÁO TÌNH HUỐNG, PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH

Trên cơ sở đánh giá s dân, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm hệ thống trên địa bàn tỉnh, có thể đánh giá tình hình thị trường, cung ứng hàng hóa theo 5 cấp độ của dịch bệnh COVID-19, cụ th:

1. Cấp độ 1, 2: Duy trì 15 điểm cách ly/2.424 người như hiện nay trong 21 ngày;

2. Cấp độ 3: Tổ chức 27 điểm cách ly/5.000 người trong 21 ngày;

3. Cấp độ 4: Tổ chức 46 điểm cách ly/10.000 người trong 21 ngày;

4. Cấp độ 5: Tổ chức 59 điểm cách ly/15.000 người trong 21 ngày.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hàng hóa thiết yếu phục vụ ứng phó dịch bệnh COVID-19

- Căn cứ mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu của người dân ứng phó khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra bao gồm: lương thực (gạo, nếp,...); thực phẩm chế biến (muối, dầu ăn, mì gói, thủy sn đông lạnh,...); thực phẩm tươi sống (thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm, rau củ,...); nước đóng chai, khu trang kháng khuẩn, nước sát khun, giy vệ sinh,...

- Dự kiến trị giá hàng hóa để phục vụ 01 người dân trong khu cách ly là 120.000 đồng/người/ngày, với định mức:

+ Tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày, gồm các mặt hàng thực phẩm thiết yếu: gạo, thịt heo, thịt gà, thịt bò, thy hi sản, trứng, rau c qu các loại, mỳ gói, muối ăn, dầu ăn, nước chấm, đường, ……….

+ Các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khun miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

[...]