Kế hoạch 138/KH-UBND về thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020

Số hiệu 138/KH-UBND
Ngày ban hành 06/07/2020
Ngày có hiệu lực 06/07/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/KH-UBND

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

Căn cứ: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Chương trình hành động số 07/CTr-UBND ngày 09/01/2020 của UBND Thành phố về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; UBND Thành phố ban hành “Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020” (sau đây gọi chung là Chương trình) như sau:

I. Mục đích, yêu cầu.

- Góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội trong mùa mưa bão, những ngày lễ, tháng cuối năm 2020, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và các thời điểm dịch bệnh bất thường xảy ra; đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô về các mặt hàng thiết yếu.

- Đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương trình đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp; đặc biệt là tại các quận, huyện vùng ven, khu vực ngoại thành, khu công nghiệp (KCN), các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở/ đơn vị sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở) tham gia Chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất và giữa sản xuất với phân phối, giúp cơ sở sản xuất chủ động được đầu ra và nguồn hàng, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất - chăn nuôi - trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố.

- Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong các hoạt động đầu tư, kết nối giao thương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

II. Nội dung thực hiện.

1. Xác định nhóm hàng và lượng hàng cần cân đối cung cầu tham gia Chương trình.

1.1. Xác định nhóm hàng.

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP, của Chính phủ, các nhóm hàng tập trung bình ổn giá cần có những tính chất sau:

- Thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Thành phố.

- Nhạy cảm về cung cầu, giá cả, nhưng Thành phố khó chủ động về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định.

- Các mặt hàng lương thực thực phẩm cân đối cung - cầu tại chỗ trên địa bàn Thành phố còn thiếu phải khai thác thu mua ở thị trường ngoài Thành phố.

- Những mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ, Tết Nguyên đán và đặc biệt cần thiết trong các thời điểm có dịch bệnh, thiên tai xảy ra....

Các nhóm hàng hóa trong Chương trình bình ổn năm 2020, bao gồm:

- Các nhóm hàng thiết yếu: lương thực (gạo, mỳ, phở khô…); thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị (nước mắm, nước chấm, muối, mỳ chính...), sữa (sữa nước, sữa bột...).

- Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ như trong dịp Tết Nguyên đán: Mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát…

1.2. Cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn (tính cho khoảng 10,5 triệu dân).

Căn cứ vào sự thay đổi của xu hướng, thị hiếu của người dân và tháp dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành giai đoạn 2016-2020 của Viện dinh dưỡng- Bộ Y tế để xác định nhu cầu; căn cứ số liệu khả năng cung ứng trên địa bàn Thành phố do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp tại văn bản số 1423/SNN-QLCL ngày 15/5/2020 và số liệu báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội để xác định nguồn cung. Cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn Thành phố được xác định như sau:

………………..

- Dầu ăn: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 6,3 triệu lít/tháng, tương đương 75,6 triệu lít/năm. Mặt hàng dầu ăn hầu hết được cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ Nga, NewZealand, ...

- Rau, củ: Nhu cầu tiêu dùng rau, củ các loại khoảng 105.000 tấn/tháng, tương đương 1.260.000 tấn/năm. Năm 2019, sản lượng rau, củ Thành phố sản xuất đạt 67.299 tấn/tháng, tương đương 807.588 tấn/năm, đáp ứng được khoảng 64% nhu cầu, còn lại được cung ứng từ các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc và một số tỉnh phía Nam (Lâm Đồng...)...

- Trứng gia cầm: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 126 triệu quả/tháng, tương đương với 1.512 triệu quả/năm. Năm 2019, sản lượng sản xuất của Hà Nội là 116,7 triệu quả/tháng, tương đương với 1.400 triệu quả/năm, đáp ứng được khoảng 93% nhu cầu, còn lại được cung ứng từ các tỉnh.

- Sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi: Nhu cầu sử dụng sữa của trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn Thành phố là 20,16 triệu lít/tháng, tương đương 241,9 triệu lít/năm (tính cho trẻ em từ 0-6 tuổi, chiếm tỷ lệ 12,8%/ tổng dân số). Các sản phẩm sữa được cung cấp bởi các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sữa trên địa bàn Thành phố và được nhập khẩu từ Newzealand, Úc, Nhật…

- Gia vị (mắm, nước chấm, muối ăn, mỳ chính..): Nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố là 1.575 tấn/tháng tương đương với 18.900 tấn/năm, chủ yếu được sản xuất và cung cấp từ các tỉnh.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ