Chỉ thị 07/CT-BCT năm 2021 về thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 07/CT-BCT
Ngày ban hành 12/05/2021
Ngày có hiệu lực 12/05/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-BCT

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI CUNG CẦU, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG; CHỐNG CÁC HÀNH VI ĐẦU CƠ, GĂM HÀNG VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 ĐANG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP

Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng, đã bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia trong khu vực châu Á như Campuchia, Lào, Thái Lan và n Độ. Việt Nam đang chịu ảnh hưởng không nhỏ do sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa khi dịch bệnh bùng phát trên toàn thế giới. Thị trường hàng hóa thế giới và trong nước sẽ còn nhiều diễn biến khó lường.

Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các hoạt động, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các phương án xử lý các biến động bất thường của thị trường, đồng thời nghiêm túc thực hiện các công việc sau:

1. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương

a) Vụ Kế hoạch

Chủ trì, đôn đốc các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19; Công văn số 1259/TTg-KTTH ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

b) Cục Công nghiệp

Chủ trì đôn đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc xây dựng “Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19” tại các nhà máy, cơ sở sản xuất tại địa phương.

c) Vụ Thị trường trong nước

- Theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Bộ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý, sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, doanh nghiệp. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính đề xuất việc điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu; tính toán, sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý, nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao để hạn chế mức giá tăng giá đột biến trong nước.

- Đôn đốc tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai việc dự trữ hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường theo các cấp độ diễn biến của dịch bệnh Covid-19; tháo gỡ các khó khăn trong lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh; thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các giải pháp kết nối cung cầu, hợp tác thương mại vùng miền nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thông suốt, hỗ trợ tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch (nếu có) tại các địa phương có dịch bệnh bùng phát phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

- Đôn đốc các địa phương triển khai và cập nhật dữ liệu về xây dựng “Bản đồ chung sống an toàn với dịch bệnh Covid-19” theo chỉ đạo tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Quốc gia ban hành “Hướng dẫn phòng, chống đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng”.

d) Tng cục Quản lý thị trường

- Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác; chú trọng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, các sản phẩm phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng thực phẩm tươi sống.

- Đặc biệt, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử; xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu trong thương mại điện tử; chống thất thu thuế.

- Phối hợp với các lực lượng chức năng tại Trung ương và các địa phương, đặc biệt là khu vực biên giới để kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu qua biên giới, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu.

đ) Cục Xúc tiến thương mại

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay; theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu để phối hợp với các đơn vị liên quan có biện pháp điều hành kịp thời, hợp lý nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong nước ngay cả khi dịch bệnh bùng phát.

- Hỗ trợ và đôn đốc các Hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, phục hồi kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19.

e) Cục Điều tiết điện lực

Xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch; miễn giảm tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly tập trung, khám bệnh tập trung cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm Covid-19 theo danh sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

g) Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Xuất nhập khu, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài

Cập nhật kịp thời tình hình, diễn biến dịch bệnh Covid-19 có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước; đề xuất các biện pháp để duy trì, phát triển thị trường xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện là đầu vào để đảm bảo ổn định sản xuất trong nước.

h) Cục Hóa chất

Tăng cường quản lý việc kinh doanh hóa chất, nhất là các loại hóa chất có đặc tính nguy hiểm.

i) Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vng, Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Công Thương địa phương

[...]