Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 160/KH-UBND Về tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 160/KH-UBND
Ngày ban hành 30/11/2015
Ngày có hiệu lực 30/11/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 160/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 11 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TỔNG ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2015

Thực hiện Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 756/QĐ-LĐTBXH ngày 03/6/2015 của Bộ Lao đng - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015;

Căn cứ Công văn số 4789/BLĐTBXH-VPGN ngày 23/11/2015 về việc hướng dẫn tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 và Bộ công cụ điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 3153/TTr-SLĐTBXH ngày 23/11/2015; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

1. Mục đích

Phân loại và lập danh sách chính xác số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng thôn, bản, khối phố (gọi chung là thôn); xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) tại thời điểm tháng 11 năm 2015 theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều. Xác định chính xác chiều thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin) để làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội năm 2016 và định hướng chính sách giảm nghèo cho giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn toàn tỉnh.

Xây dựng, cơ sở dữ liệu phn mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo của mỗi địa phương và toàn tỉnh để theo dõi, quản lý thống nhất.

2. Yêu cầu

Việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được thực hiện tại thôn, trực tiếp với từng hộ, người dân theo đúng phương pháp, quy trình, công cụ đo lường nghèo đa chiều; đảm bảo công khai, dân chủ, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của Mặt trận tổ quốc và sự tham gia của chính quyền, người dân; phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân địa phương.

Kết thúc cuộc điều tra, rà soát UBND cấp xã và UBND cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) phải xác định được chính xác danh sách, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định được các chiều thiếu hụt tiếp cận dịch vụ cơ bản và đầy đủ thông tin về hộ, khẩu để cập nhật vào phần mềm, phục vụ công tác quản lý của địa phương mình; đồng thời tổng hợp, báo cáo làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội của tỉnh năm 2016 và định hướng chính sách cho giai đoạn 2016-2020.

3. Đối tượng và phạm vi

Toàn bộ các hộ đang sinh sống trên địa bàn thuộc 635 xã, phường, thị trn ở 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

4. Phương pháp và Quy trình điều tra

- Phương pháp điều tra:

Kết hợp các phương pháp: Nhận dạng và phân loại nhanh; khảo sát đặc điểm hộ gia đình bằng các bảng hỏi chỉ tiêu, cho điểm; phân loại hộ gia đình trên cơ sở tổng điểm các chỉ tiêu để quy đổi sang mức thu nhập tương đương và độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

- Quy trình điều tra:

Thực hiện các bước và quy trình điều tra theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Tiêu chí điều tra, rà soát

Thực hiện theo các tiêu chí và mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

II. NỘI DUNG

1. Thành lập Ban Chỉ đạo điều tra

Sử dụng Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp làm Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; phân công nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cho các thành viên Ban chỉ đạo để theo dõi, giám sát điều tra, rà soát.

Ban Chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch, tài liệu, kinh phí và tổ chức nhân lực; chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện điều tra trên địa bàn trình UBND cùng cấp phê duyệt.

2. Thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo điều tra

- Thành phần:

+ Tổ giúp việc Ban chỉ đạo cấp tỉnh, gồm các cán bộ, chuyên viên của: Sở Lao đng - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Cục thống kê, Ban dân tộc tnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

[...]