ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 157/KH-UBND
|
Bà Rịa - Vũng
Tàu, ngày 31 tháng 08 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH PHÁT
SÓNG TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU CHUYÊN MỤC “CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CUỘC SỐNG” NĂM 2022-2023
Thực hiện các văn bản của UBND
tỉnh: Quyết định số 4655/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 về việc ban hành Kế hoạch cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số
5065/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm
2022 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1408/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 ban hành Kế
hoạch thực hiện thông tin, tuyên truyền về công tác cải cách hành chính năm
2022 trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện công tác tuyên truyền về cải cách hành chính (CCHC) phát sóng
trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2022-2023 chuyên
mục “Cải cách hành chính và cuộc sống”, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo điều kiện cho người dân,
tổ chức có cơ hội tiếp cận, nắm bắt thông tin về các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thông tin, tuyên truyền các
chủ trương, chính sách, cách làm mới của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm cải tiến,
đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) phục vụ người dân và tổ chức.
- Là một kênh thông tin, tuyên
truyền và giải đáp các vướng mắc của người dân, tổ chức liên quan đến chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; việc giải quyết TTHC của cơ quan, đơn
vị, địa phương.
2. Yêu cầu
- Thông tin, nội dung của đối
thoại, tọa đàm phải đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
- Nội dung của chương trình đối
thoại, tọa đàm phải mang tính cộng đồng cao, thiết thực được nhiều người dân, tổ
chức quan tâm.
- Việc tổ chức chuyên mục phải
khách quan và đúng quy định.
II. NỘI DUNG
VÀ HÌNH THỨC
1. Tên gọi
chuyên mục: “Cải cách hành chính và cuộc sống”
2. Thể loại
- Tạp chí Truyền hình: Phóng sự
chuyên đề kết hợp phỏng vấn, đối thoại.
- Tọa đàm (có phóng sự minh họa).
3. Thời lượng,
tần suất và khung giờ phát sóng
3.1. Tạp chí truyền hình:
- Thời lượng 10 phút/chương
trình, trong đó: 02-03 phút phóng sự, 07-08 phút Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị,
địa phương trao đổi, đối thoại.
- Tần suất: 01 chương
trình/tháng, cụ thể:
+ Năm 2022: Thực hiện 05 chương
trình.
+ Năm 2023: Thực hiện 12 chương
trình.
- Giờ phát sóng: Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh bố trí khung giờ phù hợp.
3.2. Chương trình Tọa đàm:
- Thời lượng: 30 - 35
phút/chương trình.
- Tần suất: 01 chương trình/quý,
cụ thể:
+ Năm 2022: Thực hiện 01 chương
trình.
+ Năm 2023: Thực hiện 04 chương
trình.
- Giờ phát sóng: Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh bố trí khung giờ phù hợp.
4. Nội dung
thông tin, tuyên truyền
- Các vướng mắc liên quan đến
chủ trương, chính sách mới của Nhà nước có liên quan đến người dân, tổ chức.
- Giải đáp, tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc trong thực hiện các quy định pháp luật, nhất là trong giải quyết
TTHC cho người dân, tổ chức.
- Thông tin, tuyên truyền các
chủ trương, chính sách và cách làm mới của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm cải tiến,
đơn giản hóa TTHC phục vụ người dân, tổ chức.
- Thông tin, tuyên truyền về kết
quả thực hiện CCHC; Các chỉ số liên quan đến CCHC của tỉnh; Dịch vụ công trực
tuyến; Số hóa hồ sơ giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; Chuyển
đổi số, đô thị thông minh gắn với CCHC.
5. Thời gian
thực hiện: Kể từ ngày kế hoạch này ban hành đến hết năm 2023.
6. Nội dung
và đơn vị tham gia thực hiện đối thoại, tọa đàm
a) Năm 2022:
- Nội dung đối thoại, tọa đàm:
Tình hình triển khai, kết quả thực hiện CCHC; kết quả các chỉ số liên quan đến
CCHC của tỉnh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng CCHC, cải thiện các chỉ
số năm 2022 (PAR INDEX, SIPAS, PCI, PAPI,…); Dịch vụ công trực tuyến; Số hóa hồ
sơ giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; Thực hiện kế hoạch chuyển
đổi số, đô thị thông minh gắn với CCHC.
Ngoài ra, trên cơ sở chỉ đạo,
hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và các vấn đề mới phát sinh để thực
hiện công tác tuyên truyền.
- Các cơ quan, đơn vị, địa
phương tham gia:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh, Sở
Giao thông vận tải, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, UBND
thành phố Vũng Tàu.
+ Mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh.
b) Năm 2023:
- Nội dung đối thoại, tọa đàm:
Tình hình triển khai, kết quả thực hiện CCHC; kết quả các chỉ số liên quan đến
CCHC của tỉnh và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng CCHC, cải thiện các chỉ
số năm 2023 (PAR INDEX, SIPAS, PCI, PAPI,…); Dịch vụ công trực tuyến; Số hóa hồ
sơ giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; Chuyển đổi số, đô thị
thông minh gắn với CCHC.
Ngoài ra, trên cơ sở chỉ đạo,
hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và các vấn đề mới phát sinh để thực
hiện công tác tuyên truyền.
- Các cơ quan, đơn vị, địa
phương tham gia:
+ Quý I/2023: Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh), Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND thị
xã Phú Mỹ.
+ Quý II/2023: Sở Công thương,
Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, UBND thành phố Bà Rịa, UBND huyện
Long Điền.
+ Quý III/2023: Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội tỉnh,
UBND huyện Châu Đức.
+ Quý IV/2023: Ban Quản lý các
khu công nghiệp, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, UBND huyện Xuyên Mộc, UBND
huyện Đất Đỏ.
Giao Sở Nội vụ căn cứ tình hình
thực tế và yêu cầu công tác CCHC của tỉnh, đề nghị các các cơ quan hành chính cấp
tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng
trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn
tham gia chương trình.
7. Chủ đề
các chương trình đối thoại, tọa đàm
Giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp
với các cơ quan, đơn vị, địa phương để chọn chủ đề phù hợp theo chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương và đang được người dân, tổ chức quan tâm.
8. Kinh phí
thực hiện chương trình
Kinh phí thực hiện chuyên mục “Cải
cách hành chính và cuộc sống” được bố trí theo phân cấp ngân sách nhà nước
hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách và theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các
cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo nội dung, yêu cầu của Kế
hoạch này.
- Chỉ đạo, phân công ê kíp xây
dựng kịch bản và tổ chức sản xuất, phát sóng chuyên mục chất lượng và đúng quy
trình.
- Xây dựng chương trình đảm bảo
sát với chủ đề của chương trình đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để thực hiện chương trình, kịch
bản tọa đàm khi được UBND tỉnh thông qua.
- Phát sóng chuyên mục trên
kênh Truyền hình và các hạ tầng phát sóng của Đài (Website; YouTube; Fanpage;
BRTGo……). Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền việc phát sóng chuyên mục, các kênh
tiếp nhận câu hỏi trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để người dân, tổ chức
biết, theo dõi và tham gia vào chuyên mục.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tiếp
nhận, chuyển các câu hỏi đến các cơ quan, đơn vị, địa phương theo kế hoạch kịch
bản chậm nhất tối đa 05 ngày trước khi tiến hành thu hình chương trình.
- Cung cấp nội dung chương
trình đã thực hiện và phát sóng cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, Đài Truyền
thanh cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh để phát trên hệ thống truyền thanh
địa phương và Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả cấp huyện, cấp xã.
- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng
kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền về CCHC chuyên mục “Cải cách hành
chính và cuộc sống” để phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
- Báo cáo kết quả thực hiện
tuyên truyền chuyên mục định kỳ hàng quý, 6 tháng gửi về Sở Nội vụ trước ngày
16 của tháng cuối kỳ báo cáo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Nội
vụ
- Chủ trì, phối hợp với Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh đề xuất chủ đề, thống nhất với các cơ quan, đơn
vị, địa phương về nội dung thực hiện chương trình; mời các chuyên gia tham dự tọa
đàm; phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh điều chỉnh chủ đề chương trình
(nếu cần thiết) và thông báo cho các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
trước 10 ngày tính đến ngày phát sóng chuyên mục.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị,
địa phương có liên quan đề xuất báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh
đối với các nội dung, các vấn đề lớn, phức tạp.
- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị,
địa phương tham gia thực hiện chuyên mục làm cơ sở đánh giá người đứng đầu các
đơn vị cuối năm; tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các khó khăn, vướng mắc (nếu
có).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh lập dự toán thực hiện chuyên mục “Cải
cách hành chính và cuộc sống” theo đúng quy định của Luật Ngân sách và các văn
bản quy định có liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai, thực hiện
theo đúng quy định.
3. Văn
phòng UBND tỉnh: Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực
hiện đăng tải kịp thời file chương trình đã phát sóng lên Cổng thông tin điện tử
của tỉnh.
4. Sở
Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương đăng tải các file chương
trình sau khi phát sóng lên Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa
phương; đăng phát các chương trình tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh,
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã và trên hệ thống thông tin
cơ sở.
5. Sở Tài
chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí theo quy định của Luật
Ngân sách và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trên cơ sở đề xuất của
Sở Nội vụ; hướng dẫn đơn vị thực hiện thanh, quyết toán theo đúng quy định.
6. Các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, địa phương
- Phối hợp với Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh xây dựng các phóng sự chuyên đề và thực hiện chuyên mục “Cải
cách hành chính và cuộc sống” theo Kế hoạch này.
- Trong thời gian 05 ngày kể từ
ngày nhận được câu hỏi đề nghị trả lời trong chuyên mục, phải phối hợp và gửi
văn bản nội dung trả lời về Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; đối với trường
hợp câu hỏi phức tạp thì tối đa không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được câu hỏi.
Đồng thời phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh trước khi trả lời.
- Chuẩn bị các nội dung và trực
tiếp trả lời câu hỏi theo kế hoạch kịch bản sản xuất chương trình của Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh; chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin trả lời
trong chuyên mục.
- Người đứng đầu các cơ quan,
đơn vị, địa phương có trách nhiệm tham gia chương trình theo kế hoạch kịch bản
của Đài và lịch trình của Kế hoạch; ngoài ra, tham gia chuyên mục theo yêu cầu
của UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trường hợp lịch trình điều chỉnh.
- Đối với các cơ quan, đơn vị,
địa phương không thể tham gia chuyên mục thì phải có văn bản báo cáo UBND tỉnh
(thông qua Sở Nội vụ) đồng thời gửi về Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sau
02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thời gian phát sóng chuyên mục của cơ
quan, đơn vị, địa phương.
- Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông, Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố để triển khai, phát nội
dung các Chương trình tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và trên hệ thống
truyền thanh địa phương.
7. Báo Bà
Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
chuyên mục đến người dân, tổ chức biết để tham gia vào chuyên mục.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc, Sở Nội vụ phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
- TTr. Tỉnh ủy (báo cáo);
- TTr. HĐND tỉnh (báo cáo);
- TTr. UBMTTQ VN tỉnh;
- Các Ban Đảng; Văn phòng UBND tỉnh;
- Các cơ quan hành chính cấp tỉnh (th/hiện);
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh (th/hiện);
- UBND huyện, thị xã, thành phố (th/hiện);
- Đài PTTH tỉnh, Báo BR-VT (th/hiện);
- Lưu: VT.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuấn
|