Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2016 thực hiện "Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030" do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 156/KH-UBND
Ngày ban hành 30/12/2016
Ngày có hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Phạm Ngọc Thưởng
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

 

THỰC HIỆN "CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030"

Thực hiện Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Chiến lược quốc gia PCTP); căn cứ Chương trình hành động số 38 - CTr/TU, ngày 22/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Kết luận số 05-KL/TW, ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia PCTP với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành pháp luật, tham gia phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

. - Triển khai các biện pháp, giải pháp về công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ kết hợp với đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm; phát hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở; điều tra, làm rõ nguyên nhân, đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn, bất cập và những điều kiện làm nảy sinh tội phạm… không để tội phạm hoạt động lộng hành, gây bức xúc, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các loại tội phạm, nhất là phát hiện, đấu tranh triệt phá không để hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, sử dụng “vũ khí nóng”, tội phạm có yếu tố nước ngoài; ngăn chặn và làm giảm tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, số vụ phạm tội giết người, cố ý gây thương tích do nguyên nhân xã hội; chủ động phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm ma túy, kinh tế, môi trường, tham nhũng, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… bảo vệ tốt tài sản của Nhà nước và không làm ảnh hưởng đến môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2025 giảm từ 03 - 05% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016; hàng năm tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 80% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên. Hạn chế phát sinh đối tượng truy nã mới; truy bắt, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã/năm (trong đó có trên 40% số đối tượng truy nã mới phát sinh).

- Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác phối hợp thực hiện các thông tư, nghị quyết liên tịch liên lịch, Quy chế phối hợp về đảm bảo an ninh, trật tự, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm; phấn đấu giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.

- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, điều kiện làm việc của cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và cán bộ làm công tác thi hành án hình sự; triển khai thực hiện việc tổ chức ghi âm, ghi hình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 theo lộ trình.

c) Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể đến năm 2025, đề ra các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để tiếp tục củng cố, duy trì các mục tiêu đạt được, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong giai đoạn 05 năm tiếp theo, góp phần xây dựng xã hội an toàn, ổn định phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Yêu cầu

a) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể và vai trò nòng cốt của lực lượng Công an các cấp; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác chỉ đạo, triển khai và kết quả phòng, chống tội phạm đối với địa bàn, lĩnh vực được giao quản lý, chỉ đạo.

b) Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, trong đó lấy phòng ngừa là chính; coi trọng công tác phòng ngừa từ cộng đồng, gia đình và ngay từ cơ sở gắn với tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm của toàn xã hội trong phòng, chống tội phạm; kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để oan, sai, lọt tội phạm.

c) Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống tội phạm; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện Chương trình, gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng trong công tác phòng, chống tội phạm, các Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người, phòng chống mại dâm và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác có liên quan, phù hợp với đặc điểm từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

a) Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Bộ Luật, Luật, Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình hành động của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm, trọng tâm là Luật Phòng, chống khủng bố, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới và Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI)...

b) Tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả 15 đề án:

Đề án 1: "Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư";

Đề án 2: "Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia";

Đề án 3: "Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội";

Đề án 4: "Tăng cường hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho các lực lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và lực lượng trinh sát";

Đề án 5: "Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm";

Đề án 6: "Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển";

[...]