Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; chương trình phòng, chống tội phạm quốc gia do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 148/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2017
Ngày có hiệu lực 30/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030; CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM QUỐC GIA

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các cấp, ngành, cơ quan, đoàn th, công tác phòng, chng tội phạm đã thu được nhiều kết quả quan trọng, hầu hết các mục tiêu, yêu cầu đra trong giai đoạn 2011 - 2015 đều đạt và vượt. Nổi bật là công tác phòng, chống tội phạm ngày càng được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, thường xuyên lãnh chỉ đạo; phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc ngày càng đi vào chiu sâu, hiệu quả cao hơn; lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng chng tội phạm ngày càng được kiện toàn, nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực công tác... Chính vì vậy, tình hình hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật được kim chế, kiểm soát, không đhình thành các đường dây, tổ chức tội phạm có tính chất nguy hiểm, phức tạp, tội phạm hoạt động mang kiểu “xã hội đen” trên địa bàn; kịp thời điều tra, khám phá các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, các đối tượng phạm tội với phương thức, thủ đoạn mới như lợi dụng mạng internet đphạm tội, huy động tài chính dưới hình thức kinh doanh sàn vàng, bán hàng đa cp đ chiếm đoạt tài sản; không đoan sai, bỏ lọt tội phm. Những kết quả quan trọng đó đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố, nguyên nhân, điều kiện, hạn chế đã tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, phạm pháp hình sự xảy ra, phát hiện khoảng 647 vụ, với xu hướng tăng khoảng 5% mỗi năm. Trong đó, tội phạm về TTXH chiếm 92,4%; tội phạm về ma tuý 6,77%; tội phạm về kinh tế, chức vụ 0,68%; tội phạm về môi trường 0,15%1. Đáng lưu ý đối tượng gây án có xu hướng tr hóa2; sđối tượng không nghề, nghề nghiệp không ổn định chiếm tỷ lệ cao; tội phạm tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Huế chiếm 59,04%. Nhiu loại tội phạm diễn biến phức tạp hơn, nhất là tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dưới hình thức huy động vốn kinh doanh sàn vàng, bán hàng đa cấp, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em...; tội phạm trộm cp chiếm tỷ lệ cao (60,91%); tội phạm ma túy có sự dịch chuyển qua ma túy tng hợp... Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống tội phạm còn nhiu bất cập, nht là đối với công tác phòng, chống ma túy. Những vn đtrên là thách thức to lớn trong việc hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu trong giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016- 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược quốc gia PCTP); Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khóa X vTăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” và Chiến lược quốc gia phòng, chng tội phạm đến năm 2020 (Chương trình PCTP), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên liên tục và lâu dài; đt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý, chỉ đạo điều hành thống nhất của Nhà nước; đồng thời, phải gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Phòng, chng tội phạm là nhiệm vụ của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ban, ngành, cơ quan, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở nhằm huy động sức mnh tng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia có hiệu quả công tác đu tranh phòng, chng tội phạm; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, sự chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân.

3. Huy động lực lượng, sử dụng tổng hợp các biện pháp, chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính, tích cực đấu tranh ngăn chặn tội phạm, điều tra x lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, gn với tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật, không để oan, sai, bỏ lọt tội phạm, nghiêm cm bức cung, nhục hình; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ; kịp thời khc phục những tồn tại hạn chế, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.

4. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật là một giải pháp cơ bản, đi đầu nhằm nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tích cực, tự giác tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm của mọi tầng lớp, tổ chức, cá nhân.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm; đặc biệt là đối với các lực lượng chức năng của 2 tỉnh Salavan và Sêkông - Lào.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật, nhằm xây dựng xã hội an ninh, an toàn, trật tự, văn minh, nề nếp và thân thiện.

- Kịp thời làm rõ nguyên nhân, khắc phục những hạn chế, khó khăn, bất cập và điều kiện nảy sinh tội phạm. Xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc phức tạp nảy sinh về an ninh trật tự ngay từ cơ sở, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đng thuận trong nhân dân.

- Đy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, trước mắt kéo giảm các loại tội phạm rt nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm lộng hành, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Tiếp tục tham gia hoàn thiện hệ thống chính sách phòng, chống tội phạm; tiếp thu có chọn lọc tính tích cực của các hương ước, quy tắc của cộng đồng dân cư trong phòng, chng tội phạm và đảm bảo an ninh, trật tự cơ sở.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tng svụ phạm tội hình sự so với năm 2016, nhất là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm ở các địa bàn trọng điểm; giảm từ 15% - 20% số vụ án do người chưa thanh niên thực hiện và giảm từ 5 - 7% tội phm xâm hại trẻ em

- Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rt nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên. Hàng năm, bắt giữ, vận động đu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và 50% số đối tượng truy nã phát sinh; 100% tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý; tăng 5% - 10% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án về kinh tế, tham nhũng trên tổng số vụ việc được phát hiện; tăng 5 - 10% số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ.

- Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm cho 100% người chấp hành xong án phạt tù.

- Ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.

- Giải quyết, xét xử các vụ án hình sự từ 95% trở lên, phấn đấu đảm bảo ra quyết định thi hành án phạt tù đúng thời hạn đối với 100% số người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

- Nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và cán bộ làm công tác thi hành án hình sự.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030

Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực hiện các mục tiêu cụ thể đến năm 2020, xác định nhiệm vụ trọng tâm để tập trung đầu tư nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, duy trì các mục tiêu đạt được, xác định mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác phòng, chng tội phạm trong từng giai đoạn 05 năm, với định hướng sau:

- Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa, đu tranh, ngăn chặn tội phạm, giảm các loại trọng án, giảm tội phạm ở các địa bàn trọng điểm, góp phần xây dựng xã hội an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Xây dựng một xã hội trật tự, văn minh, mọi công dân có ý thức tôn trọng, tự giác tuân thủ pháp luật, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm.

[...]