ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 155/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 08
năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” GIAI ĐOẠN
2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ
XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội; Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến
năm 2020; UBND Thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực
hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” (sau đây gọi tắt là phong trào) giai đoạn 2016 -
2020, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Tiếp tục giữ vững, phát huy những
thành tích đạt được trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào giai đoạn 2011
- 2015. Triển khai các nội dung phù hợp điều kiện thực tiễn của Thủ đô, gắn với thực hiện Chương trình số 04-
CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô,
xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giai đoạn 2016-2020”, phát triển phong trào sâu rộng, bền vững, từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, góp phần ổn định
chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Huy động nguồn
lực toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, tạo điều kiện các hoạt động văn hóa
phát triển, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội
phát triển.
- Nâng cao chất lượng các mô hình “Gia đình văn hóa”; “Làng văn
hóa”; “Tổ dân phố văn hóa”; “Cơ quan, Đơn vị, Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị làm
nòng cốt để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
- Xây dựng người Hà Nội thanh lịch,
văn minh; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội...tạo
chuyển biến mạnh mẽ trong nếp sống ứng xử, giao tiếp của
người Hà Nội.
2. Yêu cầu
- Hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ
giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các quận,
huyện, thị xã, tạo sự đồng thuận trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào.
- Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên
công tác tuyên truyền vận động gắn với những biện pháp cụ thể triển khai phong
trào phù hợp thực tế, đảm bảo tính hiệu quả. Tránh hoạt động mang tính hình thức,
lãng phí.
- Hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu về
văn hóa đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng
tâm là các mô hình văn hóa; tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con
người có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa; thực hiện tốt nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống;
góp phần hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
- Gắn kết và phát huy vai trò của
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với các phong trào Trung ương, Thành
phố phát động.
- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc
đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao và hoạt động
văn hóa ở cơ sở; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
xã hội trong giai đoạn mới.
2. Mục
tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành các
chỉ tiêu sau:
- 88% số hộ gia đình được công nhận
và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
- 62% số làng, thôn được công nhận và
giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”.
- 72% số Tổ dân phố được công nhận và
giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”.
- Trên 70% cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp được công nhận và giữ vững danh hiệu “Cơ quan đạt
chuẩn văn hóa”; “Đơn vị đạt chuẩn văn
hóa”; “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
- 50% số xã được công nhận xã đạt chuẩn
văn hóa nông thôn mới.
- 30% số phường, thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị.
- 100% thôn, làng có nhà văn hóa -
Khu thể thao.
- 80% Tổ dân phố có nhà Văn hóa - Khu
thể thao, điểm sinh hoạt văn hóa.
III. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tiếp tục triển khai thực hiện
các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
- 5 nội dung:
+ Đoàn kết giúp nhau “Xóa đói giảm nghèo”
+ Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ
cương pháp luật
+ Xây dựng môi trường văn hóa
+ Xây dựng các thiết chế văn hóa, thể
thao
+ Xây dựng tư tưởng, chính trị lành mạnh
- 7 phong trào:
+ Phong trào xây dựng “Gia đình văn
hóa”
+ Phong trào xây dựng “Làng văn hóa”,
“Tổ dân phố văn hóa”
+ Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
+ Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân
thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”
+ Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
+ Phong trào học tập, lao động, sáng
tạo
+ Phong trào xây dựng “Người tốt việc
tốt”, các điển hình tiên tiến
2. Đẩy
mạnh nâng cao chất lượng xây dựng các mô hình văn hóa
a) Xây dựng Gia đình văn hóa
- Khôi phục, kế thừa, phát huy những
giá trị đạo đức, văn hóa gia đình truyền thống Thăng Long
- Xứ Đoài, gắn với yêu cầu phát triển đô thị hiện đại, trên cơ sở tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ trong
đời sống gia đình và các mối quan hệ cộng đồng.
- Chú trọng công tác xây dựng gia
đình văn hóa, tạo tiền đề cơ bản thực hiện các nội dung khác của phong trào, nhất
là trong xây dựng nếp sống văn minh và các mô hình văn
hóa.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chương
trình xây dựng gia đình Thủ đô thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Triển khai, hướng dẫn việc đăng ký,
bình xét danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm.
b) Xây dựng “Làng văn hóa”, “Tổ dân
phố văn hóa”; “Cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
- Gắn nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa
với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên cơ sở những tiêu chí đã
xác định. Ban chỉ đạo các địa phương quan tâm đầu tư các nguồn lực trong việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở các thôn, làng.
- Duy trì và đổi mới các nội dung,
hình thức hoạt động. Tập trung tuyên truyền, xây dựng các
mô hình, điển hình của tổ dân phố thực hiện nếp sống văn
minh đô thị; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh...
- Nâng cao nhận thức, ý thức tự nguyện,
tự giác của người dân và năng lực tự quản cộng đồng trong quá trình xây dựng
“Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trên cơ sở những tiêu
chí đã xác định, tiếp tục phát huy những thành tích đạt được.
- Ban Chỉ đạo Thành phố chủ động kiểm
tra, rà soát việc thực hiện của Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã; đồng thời có kế
hoạch thẩm tra nhằm nâng cao chất lượng danh hiệu.
- Nâng cao chất
lượng cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp trong công nhân viên
chức lao động Thủ đô” do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
phát động gắn với các tiêu chí xây dựng danh hiệu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”,
“Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
c) Xây dựng “Phường, thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị”; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
- Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh
đô thị: Là danh hiệu có tiêu chí phấn đấu cao, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, toàn diện của chính quyền các cấp;
sự phối kết hợp
chặt chẽ, thường xuyên, liên tục của các ban, ngành, đoàn thể. Để đảm bảo chất lượng danh hiệu, trong quá trình thực
hiện, trường hợp những tiêu chí đánh giá chưa phù hợp thực
tế Ban Chỉ đạo các cấp có văn bản phản ánh gửi Ban chỉ đạo Thành phố để xem xét
điều chỉnh, bổ sung.
- Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới:
Tăng cường công tác đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa
thôn, làng đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm đảm
bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực tế và tiêu chí xây
dựng nông thôn mới. Quan tâm công tác tu bổ, tôn tạo, phát
huy giá trị các di tích lịch sử; quản lý, khai thác có hiệu quả các lễ hội trên
địa bàn Thành phố góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.
3. Thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số
308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quyết
định số 07/2012/QĐ- UBND ngày 27/4/2012 của UBND Thành phố
về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội; duy trì, cải tiến các hình thức tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân Thủ đô thực hiện các quy định của Thành phố
về tổ chức cưới, tang, lễ hội.
- Về việc cưới:
Đảm bảo các tiêu chí “Trang trọng - Vui tươi - Lành mạnh -Tiết kiệm”; tiến hành xây dựng
những mô hình cưới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội, trình độ văn hóa, tập quán của nhân dân, có thể áp dụng phổ
biến cho từng khu vực (ngoại thành, nội thành), từng đối
tượng (nông dân, cán bộ, công nhân...). Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp vận động
kết hợp tham mưu, ban hành các quy định nhằm ngăn ngừa các hiện tượng tổ chức
cưới không lành mạnh, trái quy định dưới mọi hình thức. Tổ
chức một số đám cưới tập thể trong khả năng cho phép gắn
liền với những sự kiện văn hóa, xã hội tiêu biểu ...
- Về việc tang: Đảm bảo “Trang
nghiêm - Tiết kiệm - Nghĩa tình”; hạn chế những lãng
phí trong việc tổ chức tang lễ (Quá nhiều vòng hoa, sử dụng nhiều xe đưa tang...), xóa dần những hủ tục còn tồn tại, đặc biệt ở các vùng nông thôn (Tổ chức ăn uống nhiều ngày, chơi
cờ bạc, xem giờ đưa tang...); không thuê nhạc hiếu quá mức cần thiết...; tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện việc hỏa táng. Tiếp tục thực hiện
chính sách hỗ trợ các gia đình có người hỏa táng khi qua đời.
- Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng
- tôn giáo: Tôn trọng, đảm bảo các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo bình thường của
mọi công dân trên địa bàn Thủ đô. Tổ chức lễ hội theo đúng
quy định của Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và
các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố. Hạn
chế mở rộng quy mô những lễ hội tránh những hoạt động làm
sai lệch nội dung, bản chất, ý nghĩa lễ hội; ngăn ngừa sự du nhập và hình thành
những thói quen, tập tục xa lạ với thuần phong mỹ tục của
dân tộc...
4. Xây dựng nếp sống văn minh đô
thị, đảm bảo vệ sinh môi trường
- Tiếp tục đẩy mạnh
công tác tuyên truyền nâng cao vai trò, ý thức của mỗi người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường; đồng
thời vận động, tổ chức trồng cây xanh tại các tuyến phố, các khu vực công cộng, khu vui chơi giải
trí góp phần xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp; xây dựng nếp sống thanh lịch, văn
minh của người Hà Nội; tiếp tục duy trì, thực hiện năm trật tự và văn minh đô thị.
- Duy trì phong trào tổng vệ sinh vào
chiều thứ sáu (đối với khu vực cơ quan, doanh nghiệp, trường học...) và sáng thứ
bảy hàng tuần (đối với các khu vực dân cư) trở thành nề nếp trên địa bàn 30 quận,
huyện, thị xã. Thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Tuyên truyền, vận
động các tầng lớp nhân dân tự giác tham gia. Có biện pháp xử lý những hành vi
gây mất vệ sinh môi trường gây ảnh hưởng cảnh quan chung.
- Phối hợp với tổ chức đoàn thể các cấp
thường xuyên thực hiện ra quân thu gom rác thải tồn đọng; bóc xóa quảng cáo rao
vặt trái phép tại các khu dân cư, các
điểm kinh doanh, cửa hàng, khu vực họp chợ và các điểm công cộng trên địa bàn Thành phố.
- Các địa phương, ngành, đoàn thể tiếp tục duy trì các phong trào đã và đang có những
tác dụng tích cực đối với công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị như: phong trào “Vì môi trường xanh, sạch, đẹp,
Phụ nữ Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”; “Xây dựng văn
hóa xe buýt”; “Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu
mực - Học sinh thanh lịch”...
5. Thực hiện các cuộc vận động,
phong trào văn hóa gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh
tế, xã hội và chuyên
môn nghiệp vụ
Lồng ghép thực hiện các cuộc vận động,
phong trào hiện có; bổ sung các nội dung phù hợp với thực tiễn từng địa phương;
gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã
hội như: “Ngày vì người nghèo”; “Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông
thôn mới”; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng văn hóa giao thông, các phong trào của các
ngành, đoàn thể
trên địa bàn Thành phố như; “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân viên chức”;
“Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại”; “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”;
“Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”;
“Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu,
lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các đơn vị lực lượng vũ trang”; “Chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”.
IV. GIẢI PHÁP TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Về
công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo,
chỉ đạo; thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp phù hợp
thực tiễn của từng địa phương.
- Các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo
Thành phố chủ động tăng cường các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp Ban chỉ
đạo cơ sở để triển khai thực hiện phong trào theo các nội
dung được phân công.
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của Ban chỉ đạo các cấp theo hướng: Thiết thực, hiệu quả, sâu sát thực tiễn,
có trọng tâm, trọng điểm.
- Thành lập văn phòng thường trực Ban
chỉ đạo Thành phố, tham mưu giúp Ban chỉ đạo Thành phố triển khai thực hiện tốt
các nội dung phong trào.
- Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo Thành phố và Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã; đảm bảo sự chỉ đạo tập
trung thống nhất, gắn với việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các cơ quan, tổ chức thành viên Ban chỉ đạo các cấp.
2. Thực hiện các hình thức tuyên
truyền hiệu quả
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền. Tiếp nhận, áp dụng các hình thức tuyên truyền mới,
có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
- Sử dụng có hiệu quả mạng lưới đài
truyền thanh các cấp; tăng thời lượng tin, bài và các nội dung liên quan đến
phong trào nhằm đưa phong trào phát triển sâu rộng trong
quần chúng nhân dân.
- Ban chỉ đạo Thành phố tiếp tục phối
hợp các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Thành phố tuyên truyền trực tiếp
hoặc lồng ghép với các nội dung tuyên truyền khác.
- Triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng
xử nơi công cộng; lồng ghép tuyên truyền nội dung của quy tắc trong các buổi
tuyên truyền, vận động thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đưa nội dung bộ quy tắc
ứng xử vào quy ước làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.
- Tập trung tuyên truyền, giáo dục
cho mỗi công dân Hà Nội nhận thức và hành động theo các tiêu chí người Hà Nội
thanh lịch, văn minh, có ý thức tôn trọng kỷ cương, pháp luật, xây dựng các
quan hệ xã hội giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy những nét đẹp truyền thống,
khẳng định những giá trị mới, có nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa, thể hiện ở mọi
nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực đời sống hàng ngày. Chống
lại các hành vi nói tục, chửi bậy, lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ.
Phối hợp chặt chẽ
cơ quan trung ương, các địa phương trong cả nước làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc hoặc
tới Thủ đô công tác, tham quan, du lịch chấp hành các quy định về nếp sống văn hóa người Hà Nội.
3. Tập trung xây dựng và nâng cao
chất lượng các mô hình văn hóa
- Việc xây dựng các mô hình văn hóa
trên địa bàn Thành phố đã và đang phát huy tác dụng trong việc xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở cần được tiếp tục hoàn thiện, phát triển theo
hướng nâng cao chất lượng, thực sự là các điển hình văn hóa; cần có sự kiểm tra, giám sát trong quy trình bình xét, công nhận các danh
hiệu nhằm nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa.
- Có những điều chỉnh về tiêu chí
bình xét, công nhận cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong thời kỳ mới.
- Quy hoạch, xây dựng và hoàn thiện hệ
thống thiết chế văn hóa cơ sở làm tiền đề cho việc xây dựng và giữ vững các danh hiệu văn hóa ở địa phương.
4. Giải pháp về nguồn lực
a) Tăng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà
nước
- Đảm bảo kinh phí hoạt động thường
xuyên của Ban chỉ đạo các cấp.
- Đảm bảo kinh phí khen thưởng các
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được quy định tại Nghị định số
42/2010/NĐ - CP ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hàng năm, các địa phương giành một
phần khả năng ngân sách và các nguồn xã hội hóa đầu tư hỗ trợ trang thiết bị
cho các hoạt động văn hóa, thể thao tại các thiết chế văn
hóa cơ sở.
b) Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa
các nguồn lực cho hoạt động văn hóa
- Ngoài các chính sách đầu tư, hỗ trợ
của Nhà nước, các cấp, ngành huy động các nguồn xã hội hóa
vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa (Nhà Văn hóa, sân thể thao, thư viện, tủ sách pháp luật,
các trang thiết bị nhà văn hóa...). tổ
chức các hoạt động văn hóa quần chúng ở cơ sở,
đặc biệt là ở những khu vực gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, chính quyền chăm lo trợ giúp
cho nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp
nhân dân, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”.
- Khuyến khích,
tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở
xã hội hóa về lĩnh vực văn hóa, thể thao và
vui chơi giải trí ở làng, thôn, tổ dân phố.
- Phát động rộng rãi các mô hình tổ
chức, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phù
hợp điều kiện sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa người dân ở các địa phương.
5. Công tác xây dựng “Người Hà Nội
thanh lịch, văn minh”
- Các cấp, các
ngành, địa phương đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền giáo dục truyền thông, giáo dục pháp luật; ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang trong giao tiếp, ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội.
- Hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả hệ
thống quy ước, hương ước làng văn hóa,
tổ dân phố văn
hóa nhằm thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh, văn hóa cộng đồng, làng
xã một cách thiết thực, hiệu quả.
- Tiếp tục xây dựng, ban hành và đưa vào triển khai thực hiện hệ thống quy tắc ứng xử ở các
khu vực: cơ quan, đơn vị hành chính, cộng đồng dân cư,
trường học, bệnh viện, doanh nghiệp.
6. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm
nhân điển hình, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng
- Phát động phong trào thi đua, tổ chức
các hội thi để thu hút mọi lực lượng trong xã hội tham gia thực hiện các nội
dung phong trào.
- Thống nhất quy trình, tiến độ tổ chức
đăng ký, kiểm tra bình xét các mô hình văn hóa hàng năm. Công nhận các danh hiệu
theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục
và thẩm quyền đã quy định. Tiến hành sơ kết, tổng kết theo từng thời kỳ; tổ chức tọa đàm, hội thảo, tập huấn, tham quan để
rút kinh nghiệm và tìm các biện pháp triển khai cho thời
gian kế tiếp.
- Biểu dương khen thưởng xứng đáng
các gương điển hình xuất hiện trong quá trình triển khai Phong trào, đồng
thời phê phán các biểu hiện gây tác động tiêu cực, xây dựng các chế tài xử lý
những cá nhân, tập thể không thực hiện những nội dung của cuộc vận động.
- Công tác kiểm tra: hàng năm Ban chỉ đạo các cấp tiến hành kiểm
tra một số đơn vị cơ sở để đánh giá,
rút kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh các hoạt động chỉ đạo của Ban chỉ đạo và đôn đốc,
hướng dẫn việc tổ chức thực hiện ở các địa phương, đơn vị.
7. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ
năng tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” các cấp.
- Xây dựng, phổ biến và nhân rộng mô
hình, điển hình tiên tiến của các danh hiệu “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn
hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; “Phường thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
- Tổ chức tốt các hội nghị, hội thảo
tập huấn, nghiên cứu khoa học trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phong trào; kịp thời bổ
sung, sửa đổi các nội dung, giải pháp thực hiện phong trào phù hợp thực tiễn
các địa phương trên địa bàn Thành phố.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo
Thành phố, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố chủ trì phối hợp các đơn vị
liên quan triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”. Hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện tốt các nội dung phong trào giai đoạn
2016-2020 theo định hướng của Ban chỉ đạo Trung ương và Thành phố. Theo dõi, tổng
hợp các hoạt động văn hóa, kết quả công tác xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch,
văn minh” tại các địa phương, đơn vị...báo cáo, đề xuất Ban chỉ đạo Thành phố
chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt phong trào.
- Chủ động tham mưu, phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan của Thanh phố triển khai toàn diện các nội dung phong trào trên
địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
- Chủ trì, phối
hợp kiểm tra công tác đăng ký, bình xét, công nhận các mô
hình văn hóa ở cơ sở. Phối hợp chặt chẽ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân phường, xã, thị trấn; ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư.
- Phối hợp đơn vị liên quan tổ chức
các hoạt động kiểm tra, sơ kết, tổng kết Phong trào, giao
ban, tập huấn; hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng, dự thảo
công văn, kế hoạch, báo cáo... của Ban chỉ đạo Thành phố.
- Tham mưu Ban chỉ đạo Thành phố giải
quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình chỉ đạo,
triển khai phong trào và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
- Phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội, các Sở ban, ngành
Thành phố, các đơn vị chức năng thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng tới mọi
tầng lớp nhân dân về ý nghĩ, mục đích cũng như hiệu quả xã
hội mà Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
mang lại bằng nhiều hình thức phong phú, hiện đại, dễ tiếp cận, có tính tương
tác cao.
2. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
- Chủ trì, đảm bảo chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”; bám sát nội dung cuộc vận động gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội... của Thành phố. Tích cực vận động
các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp ngành Văn hóa và
Thể thao tổ chức Hội nghị Đại biểu nhân dân phường, xã, thị trấn và
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân hàng năm ở khu dân cư trở thành hoạt động văn hóa sôi nổi thường niên, quy tụ sự tham gia của đông đảo mọi giới, mọi lứa tuổi.
Tham gia công tác kiểm tra, bình xét, công nhận các mô hình văn hóa (Gia
đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới, Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị) theo đúng quy chế của
Thành phố và quy định của Trung ương.
- Phối hợp Thường
trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Thành phố đẩy mạnh phong trào “Người tốt, việc
tốt”; đề xuất các hình thức khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong
triển khai thực hiện phong trào.
3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy
Phối hợp Thường trực Ban chỉ đạo
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Thành phố tiếp tục đẩy
mạnh công tác tuyên truyền về nội dung Phong trào, chỉ đạo
thực hiện các chương trình phát triển văn hóa xây dựng con
người Thủ đô thanh lịch, văn minh trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện các nội dung,
mục tiêu Thành phố đề ra.
4. Liên đoàn Lao động thành phố Hà
Nội
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp trong công nhân viên chức Iao động Thủ đô” trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh
viện... Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức lao động theo các tiêu
chí: “Tiên tiến - Sáng tạo; Đoàn kết - Kỷ cương; Gìn giữ môi trường; Thanh lịch - Nhân ái”.
- Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp đạt chuẩn văn hóa làm nòng cốt trong phong trào thi
đua của khối cơ quan, doanh nghiệp, trường học đơn vị lực
lượng vũ trang... phối hợp Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tổ chức đánh giá, kiểm tra việc đăng ký,
bình xét Cơ quan, Đơn vị, Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa để đề
nghị UBND các cấp (quận, huyện, thành phố) công nhận danh
hiệu này theo quy định.
5. Sở Nội vụ
- Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố
hướng dẫn quy trình, thủ tục đối với các hình thức khen thưởng của phong trào
theo quy định.
- Tổng hợp hồ sơ, tổ chức thẩm định, xét
duyệt kịp thời các hình thức khen thưởng trên cơ sở Luật
Thi đua - Khen thưởng và những quy định của Thành phố để khuyến khích, động
viên, nhân rộng các mô hình, điển hình văn hóa trong quá trình thực hiện phong trào.
6. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố
Hà Nội
Đẩy mạnh phong
trào xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm
đang, thanh lịch”, duy trì phong trào “Vì môi trường xanh sạch đẹp, Phụ nữ Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”. Nhân rộng mô hình “Đoạn đường tự quản” do Chi
hội liên hiệp Phụ nữ cơ sở đảm nhiệm;
thực hiện cuộc vận động “5 không 3 sạch”...
7. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh thành phố Hà Nội
Đẩy mạnh phong
trào Thanh niên tình nguyện đi đầu trong một số phong trào văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và các hoạt động nhân đạo, từ thiện theo chủ đề “Tuổi trẻ Thủ đô sức khỏe, trí tuệ - Đoàn kết, sáng tạo - Thanh lịch,
tình nguyện”. Vận động đoàn viên thanh niên thực hiện Quy ước cưới
trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm.
8. Hội Cựu Chiến binh thành phố Hà
Nội
Vận động các Hội
viên phấn đấu thực sự là những gương sáng ở cộng đồng dân
cư trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và các lĩnh vực công tác với tinh thần “Về hưu nhưng
không nghỉ - Sáng mãi phẩm chất Anh bộ đội Cụ Hồ”.
9. Hội Nông dân thành phố Hà Nội
Duy trì, đẩy mạnh phong trào xây dựng
“Người Nông dân Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại” theo 5 tiêu chí mà Hội đề
ra: Tích cực nâng cao trình độ; Năng động trong sản xuất, kinh
doanh; Xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc; Đoàn kết cộng đồng và tuân thủ
pháp luật. Chỉ đạo các Hội Nông dân cơ sở tham gia xây dựng Làng văn hóa, Xã đạt
chuẩn văn hóa Nông thôn mới trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
10. Sở Xây dựng
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các địa phương, ngành, đoàn thể Thành phố
trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường; nâng
cao năng lực giao thông- trật tự hè, đường phố và những hoạt
động khác nhằm đảm bảo cảnh quan của Thành phố sáng, xanh,
sạch, đẹp...
11. Sở Giao thông Vận tải
Duy trì, nâng cao chất lượng phong
trào xây dựng “Văn minh xe buýt”. Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục
kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ phục vụ về thái độ,
hành vi ứng xử với hành khách và ý thức chấp hành Luật Giao thông, các quy định của doanh nghiệp trong vận chuyển hành
khách công cộng bằng xe buýt và bằng các loại hình vận
chuyển khác.
12. Sở Y tế
- Hoàn thiện các mô hình văn hóa sức
khỏe (Gia đình, Làng, Tổ dân phố sức khỏe) góp phần nâng cao
sức khỏe của cộng đồng; phòng ngừa và ngăn chặn sự thâm nhập, lây lan của dịch
bệnh, nhất là đại dịch HIV/AIDS.
- Thực hiện các Quy tắc ứng xử của
cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế được ban hành kèm
theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 của Bộ Y tế nhằm nâng cao y đức người thầy thuốc “Thầy thuốc
như mẹ hiền” trong khám, chữa bệnh. Đẩy mạnh phong trào
xây dựng Bệnh viện tình thương - Khoa, phòng văn hóa”; “Đổi
mới phong cách phục vụ hướng tới sự
hài lòng của người bệnh”…theo những tiêu chí do ngành đề ra.
13. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động:
“Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”;
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Nâng cao chất lượng giáo dục một
cách toàn diện, chú trọng việc giáo dục đạo đức, củng cố, hoàn thiện nếp sống văn hóa
cho đội ngũ giáo viên, học sinh; đào tạo thế hệ trẻ biết trân trọng, giữ gìn,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của Thăng Long - Hà Nội và văn minh nhân loại; biết giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình, cộng đồng môi trường và xã hội.
14. Sở Công Thương
Nâng cao chất lượng các tuyến phố văn
minh đô thị, nhân rộng mô hình này song hành với công tác
vận động các chủ thể kinh doanh thực hiện nếp sống văn hóa kinh doanh, dịch vụ. Phối hợp chặt chẽ các địa phương, các cơ quan Trung ương
quản lý, hướng dẫn các chủ thể kinh doanh thực hiện thái độ, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự trong quá trình
sản xuất, kinh doanh và tổ chức các hoạt động dịch vụ. Phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
15. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Kế hoạch
và Đầu tư bố trí kinh phí thực hiện phong trào hàng năm,
trình UBND Thành phố xem xét phê duyệt. Hướng dẫn các đơn vị cơ sở lập dự toán sát thực tế, phù hợp các quy định tài chính của Nhà nước và Thành phố. Đáp ứng kịp thời các nhu cầu về tài chính cho các hoạt động văn hóa của các địa phương, đơn vị theo dự toán đã được phê duyệt.
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp chặt chẽ Sở Văn hóa và Thể thao trong công tác thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn
Nông thôn mới và xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới; phối hợp đề xuất cách đánh giá và giải pháp thực hiện tiêu
chí số 06 về cơ sở vật chất văn hóa
trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
17. Các Sở, ban ngành Thành phố
Đẩy mạnh,
nhân rộng các phong trào, các hoạt động văn
hóa đã được triển khai trong ngành, nhất là công tác xây dựng con người theo những phẩm
chất người Hà Nội thanh lịch, văn
minh mà Thành phố đã định hướng. Tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động
nhân đạo, từ thiện mang tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa xã hội cao vì sự tiến bộ của cộng đồng và sự
phát triển của văn hóa Thủ đô.
18. UBND các quận, huyện, thị xã
- Kiện toàn Ban chỉ
đạo Phong trào; thành lập văn phòng thường trực Ban chỉ đạo
cùng cấp theo mô hình của Thành phố, chỉ đạo kiện toàn Ban
chỉ đạo cấp phường, xã, thị trấn và
Ban vận động ở các khu dân cư để phát huy, đẩy mạnh Phong trào từ cơ sở.
- Căn cứ kế hoạch thực hiện phong
trào của Thành phố, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của
địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai Phong trào hàng năm với những chính sách ưu tiên cho
quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
- Quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các sinh
hoạt văn hóa, các cuộc vận động xã hội ở địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn
hóa, huy động tối ưu mọi nguồn lực
trong cộng đồng vào việc phát triển, hoàn thiện các thiết
chế văn hóa.
- Đảm bảo kinh phí cho hoạt động của
Ban chỉ đạo phong trào các cấp.
19. Các cơ quan thông tấn, báo chí
Thành phố
Xây dựng chuyên mục, dành nhiều thời lượng phản
ánh sinh động các nội dung Phong trào. Phát hiện, nêu
gương các điển hình tiên tiến, phê phán những thói hư, tật xấu, hành vi, lối sống xa lạ với nếp sống văn hóa dân tộc. Các nội dung tuyên truyền phải có
tính định hướng, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân trong xây dựng văn hóa người Hà Nội.
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn
hóa” là một cuộc vận động văn hóa lớn, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, quan trọng góp phần phát triển văn hóa xã hội Thủ đô. UBND Thành phố yêu cầu
Giám đốc, Thủ trưởng
các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ Kế hoạch của Thành phố xây dựng kế
hoạch thực hiện Phong trào hàng năm với
nội dung cụ thể, phù hợp thực tiễn của địa phương, đơn vị nhằm đảm bảo chất lượng và tăng tính hiệu quả của phong trào ./.
Nơi nhận:
- BCĐ phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;
- T.Trực: Thành ủy-HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố
- Chủ tịch Ủy ban
MTTQ Việt Nam TP Hà Nội;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND, UBMTTQ quận, huyện,
thị xã;
- Các báo, đài của Hà Nội;
- VPUB: CVP,
các PCVP, PCV;
- Lưu: VT,
KGVXt.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|