ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
638/QĐ-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 06 tháng 5 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ PHÁT
TRIỂN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số: 33-NQ/TW
ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Quyết định số: 1610/QĐ-TTg ngày
16 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015,
định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 2478/QĐ-TTg ngày 30
tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án truyền thông
về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến năm
2020, tầm nhìn 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số: 29/TTr-SVHTTDL ngày 27 tháng 4
năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề
án truyền thông về phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan tổ
chức tổ chức thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn
thể là thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị liên
quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN
THÔNG VỀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 638/QĐ-UBND ngày 06/5/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
I. MỤC TIÊU
Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với các hình thức phong phú, đa dạng, nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành,
đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội trong các hoạt động xây dựng
đời sống văn hóa, môi trường văn hóa tại gia đình, cộng đồng dân cư, cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
II. NỘI DUNG
1. Thông tin,
tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Phong trào.
2. Thông tin,
tuyên truyền về thực hiện các Phong trào: “Người tốt, việc tốt”; xây dựng “Gia
đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn
hóa” và tương đương; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; “Xã đạt
chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
3. Thông tin,
tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về những điển hình tiên tiến trong việc thực
hiện các Phong trào: Điển hình “Gương sáng văn hóa”; “Gia đình văn hóa” tiêu biểu;
“Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” tiêu biểu;
“Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” tiêu biểu; “Xã đạt chuẩn
văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” tiêu biểu.
III. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
1. Thông tin,
tuyên truyền của Ban Chỉ đạo các cấp
- Hình thành mạng
lưới thông tin, tuyên truyền về Phong trào trong hệ thống Ban Chỉ đạo các cấp;
làm đầu mối cung cấp và tiếp nhận thông tin, nội dung tuyên truyền về Phong
trào; định hướng, kết nối các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào
trên phạm vi toàn tỉnh;
- Thường xuyên
tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước, các văn bản chỉ đạo về thực hiện Phong trào;
- Kịp thời chuyển
tải thông tin về các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Phong trào; thực trạng
về Phong trào từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã;
- Xây dựng chuyên
trang thông tin về Phong trào trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và của Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Thông tin,
tuyên truyền về Phong trào qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các lớp tập
huấn về Phong trào của Ban Chỉ đạo các cấp.
2. Thông tin,
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Các cơ quan báo
chí, phát thanh - truyền hình ở tỉnh và các địa phương cùng tham gia vào các hoạt
động thông tin, tuyên truyền về Phong trào; cổ vũ các cá nhân, gia đình, tập thể
có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào; phản ánh những vướng mắc
trong việc công nhận các danh hiệu văn hóa; tuyên truyền sâu rộng, tạo dư luận
xã hội lành mạnh, thúc đẩy thực hiện Phong trào.
- Xây dựng chuyên
trang, chuyên mục, chuyên đề về Phong trào trên các phương tiện thông tin báo
chí; đưa tin, bài viết, ảnh thời sự, phóng sự phản ánh về thực hiện Phong
trào.
- Xây dựng chuyên
mục thông tin, tuyên truyền về Phong trào trên các trang tin điện tử của các cơ
quan thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
3. Thông tin,
tuyên truyền xã hội
Tổ chức các hoạt
động thông tin, tuyên truyền về Phong trào mang tính xã hội rộng rãi.
- Tổ chức 05 năm
một lần hội nghị toàn tỉnh biểu dương, khen thưởng các cá nhân, gia đình, tập
thể có thành tích xuất sắc tiêu biểu thực hiện Phong trào.
- Hưởng ứng giải
thưởng “Văn hóa doanh nghiệp” do Trung ương phát động.
4. Thông tin,
tuyên truyền cổ động
Tổ chức các hoạt
động thông tin, tuyên truyền về Phong trào gắn với xây dựng nông thôn mới thông
qua hình thức cổ động như:
- Tổ chức thi
sáng tác, trưng bày ảnh nghệ thuật về Phong trào;
- Tổ chức biểu diễn
lưu động các chương trình thông tin cổ động về Phong trào;
- Tổ chức các
liên hoan văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng;
- Tổ chức 05 năm
một lần liên hoan toàn tỉnh văn nghệ quần chúng giữa các “Thôn, làng, bản, tổ dân
phố văn hóa” tiêu biểu; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
tiêu biểu.
5. Cung cấp miễn
phí tài liệu nghiệp vụ, tài liệu hỏi/đáp về Phong trào
- Tài liệu về các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Phong trào;
- Kịch bản sân khấu
có nội dung tuyên truyền, giới thiệu về Phong trào;
- Tờ rơi, tờ gấp
về tiêu chuẩn, bảng chấm điểm công nhận các danh hiệu văn hóa;
- Các tài liệu
nghiệp vụ khác.
IV. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về
lãnh đạo, chỉ đạo
a) Tăng cường sự
lãnh đạo, đầu tư phát triển các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào
của các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể.
b) Nâng cao năng
lực, hiệu quả chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền
về Phong trào của Ban Chỉ đạo Phong trào các cấp.
2. Giải pháp về
hoàn thiện bộ máy
a) Kiện toàn tổ
chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ
đạo và bộ phận thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp, nhằm đáp ứng đủ điều
kiện, năng lực đảm nhiệm chức năng tham mưu, phối hợp các hoạt động thông tin,
tuyên truyền và vai trò đầu mối cung cấp, tiếp nhận thông tin về Phong
trào.
b) Phân công cán bộ
theo dõi, phụ trách thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong
trào trong các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo các cấp.
c) Các cơ quan
báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh phân công phóng viên theo dõi và thường
xuyên có tin, bài về Phong trào.
d) Củng cố, kiện
toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các Đội thông tin lưu động của Trung
tâm Văn hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa và Thể thao cấp huyện, thành phố.
3. Giải pháp về
nghiệp vụ
a) Tăng cường tập
huấn nghiệp vụ báo chí về phương pháp viết tin, bài; về sáng tác, biên tập, dàn
dựng tiết mục, chương trình thông tin cổ động về Phong trào.
b) Tăng cường đào
tạo, tập huấn nâng cao năng lực và bố trí sử dụng hợp lý nguồn nhân lực cho các
cơ quan văn hóa, báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh, huyện, thành phố để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về Phong trào.
c) Tổ chức tập huấn,
đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, khai thác, sử dụng
trang thông tin điện tử và thông tin mạng phục vụ công tác thông tin, tuyên
truyền về Phong trào.
d) Tổ chức hoạt động
tuyên truyền lưu động; xây dựng, dàn dựng các chương trình tuyên truyền lưu động
về Phong trào với nội dung phong phú, thời lượng phù hợp.
4. Cơ chế tài
chính thực hiện kế hoạch
a) Bảo đảm ngân
sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo
các cấp; tăng nguồn kinh phí cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong
trào.
b) Thực hiện chế
độ đặt hàng cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào theo các hoạt
động thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị.
c) Khuyến khích
các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, báo chí, Đài Phát thanh - Truyền
hình tham gia các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện
các hoạt động thông tin, tuyên truyền được bố trí trong dự toán chi thường
xuyên của Ban Chỉ đạo các cấp về Phong trào theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện
hành đã được hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số: 144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30 tháng 9 năm 2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
- Hằng năm, chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương xây dựng
trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thông tin,
tuyên truyền trên địa bàn toàn tỉnh.
- Kiểm tra, theo
dõi, đôn đốc Ban Chỉ đạo các cấp, các Sở, Ngành, đoàn thể thực hiện Kế hoạch; tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.
- Chỉ đạo Văn
phòng Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh:
+ Bảo đảm việc
cung cấp các thông tin cơ bản về thực hiện Phong trào cho các cơ quan thành
viên Ban Chỉ đạo tỉnh và Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã.
+ Tổ chức các hoạt
động thông tin, tuyên truyền trực quan và bằng tài liệu; Chỉ đạo, hướng dẫn các
hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào trên toàn địa bàn tỉnh.
+ Tổng hợp, báo
cáo về tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định, kịp thời đề xuất
các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính
tham mưu, đề xuất bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách
hàng năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan thành viên Ban Chỉ
đạo tỉnh.
3. Sở Thông tin
và Truyền thông chỉ đạo và phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bắc Kạn,
Cổng Thông tin điện tử tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về
Phong trào theo Kế hoạch này.
4. Các cơ quan
thành viên Ban Chỉ đạo Phong trào cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin, tuyên truyền về
Phong trào theo hệ thống ngành dọc từ tỉnh đến cấp huyện và cấp xã; phối hợp với
các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thực hiện các hoạt động thông tin,
tuyên truyền về Phong trào.
5. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch
của Ủy ban nhân dân tỉnh, hàng năm xây dựng Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về
Phong trào của Ban Chỉ đạo địa phương; bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên
của Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã và kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Có chính sách
khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, hoạt động thông tin,
tuyên truyền về Phong trào.
- Chỉ đạo Ủy
ban nhân dân cấp xã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Phong trào cùng cấp trong
việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong
trào.
- Chỉ đạo Đài
Truyền thanh - Truyền hình, Phòng Văn hóa và Thông tin xây dựng kế hoạch tổ chức
các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Phong trào.
Trên đây là Kế hoạch
thực hiện Đề án truyền thông về phát triển Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030./.