Kế hoạch 1547/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Số hiệu 1547/KH-UBND
Ngày ban hành 03/06/2016
Ngày có hiệu lực 03/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Mùa A Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1547/KH-UBND

Điện Biên, ngày 03 tháng 6 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Trong giai đoạn 2011 - 2015, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, công tác Dân số - sức khỏe sinh sản của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của nhân dân về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) được nâng cao, mô hình gia đình có 2 con ngày càng được các tầng lớp xã hội, nhân dân ủng hộ và thực hiện nghiêm túc; tỷ số giới tính khi sinh được khống chế và khá ổn định so với cả nước (109 - 111 trẻ trai/100 trẻ gái); tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã giảm; giảm tình trạng bệnh và khuyết tật bẩm sinh; tuổi thọ bình quân tăng từ 67 tuổi (năm 2011) lên 67,4 tuổi (năm 2015); công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được triển khai khá hiệu quả, tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm dần qua các năm; mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), KHHGĐ đang từng bước được nâng lên cả về chất và lượng. Kết quả đạt được trong công tác Dân số - SKSS đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, công tác Dân số - SKSS giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Điện Biên vẫn còn có nhiu tồn tại, hạn chế như: Tỷ suất sinh và tlệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao; cht lượng dân stuy đã được cải thiện song vẫn còn thấp so với cả nước; tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thng còn tn tại vùng đồng bào dân tộc thiểu s; tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ em dưới 5 tuổi tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn ở mức cao so với khu vực và toàn Quốc; sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyn địa phương cơ sở trong việc thực hiện Chiến lược Dân số - SKSS còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao.

Đphát huy những kết quả đã đạt được, đng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, gii quyết tốt các vấn đề về Dân số và sức khosinh sản trong 5 năm tới, UBND tnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cụ th như sau:

Phần thnhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác Lãnh đạo, quản lý điều hành

Công tác Dân số - SKSS tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế (Tổng cục Dân Số/KHHGĐ, Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em); sự chđạo sát sao của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tnh, cấp y và chính quyền các cấp từ tnh đến cơ sở. Giai đoạn 2011-2015 tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - SKSS phù hợp với điều kiện của địa phương, xác định nội dung về công tác Dân số, công tác chăm sóc SKSS là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa phương, đơn vị.

Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ các cấp hoạt động có hiệu quả, giai đoạn 2011- 2015, BCĐ tỉnh đã chủ trì tổ chức thành công 3 Hội nghị có quy mô lớn: Kỷ niệm 50 năm ngày dân số Việt Nam 26/12/1961 - 26/12/2011; Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện pháp lệnh dân số 2003 - 2013 và Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ giai đoạn 2011 - 2015.

Mạng lưới Dân số - Sức khỏe sinh sản được kiện toàn và củng cố từ tỉnh đến cơ sở; số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác Dân số - SKSS của các tuyến được nâng lên. 100% cán bộ chuyên trách làm công tác Dân số - KHHGĐ xã, phường là viên chức của trạm y tế và 96,9% trạm y tế có Nữ hộ sinh/Y sĩ sản nhi thực hiện được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ thường xuyên tại trạm và 28,9% số thôn, bản khó khăn có cô đỡ thôn bản hoạt động.

Công tác đào tạo, tập huấn được chú trọng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số - SKSS thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm. Giai đoạn 2011 - 2015 đã tổ chức 2 lớp đào tạo nghiệp vụ dân số cơ bản cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ tuyến huyện, xã và đào tạo được 187/646 cô đỡ thôn bản hỗ trợ trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các thôn bản vùng sâu vùng xa.

Công tác kiểm tra giám sát về Công tác Dân số - SKSS được tổ chức lồng ghép với các chương trình kiểm tra giám sát chung của UBND, HĐND tỉnh; kiểm tra, giám sát hằng năm của ngành Y tế. Qua các đợt giám sát hỗ trợ, đoàn giám sát đã đánh giá tình hình thực hiện Chính sách Dân số - KHHGĐ của từng địa phương và có giải pháp chỉ đạo khắc phục những yếu kém, bất cập.

2. Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi

Với mục tiêu tuyên truyền, vận động là chủ lực trong công tác Dân số - SKSS, 5 năm qua công tác truyền thông luôn được chú trọng từ tỉnh đến cơ sở, duy trì thường xuyên và tăng cường trên nhiều kênh: Trực tiếp, gián tiếp với các nội dung, hình thức phong phú và đa dạng (Qua Đài PTTH, Báo, phát thanh tiếng dân tộc, truyền thông tại cộng đồng) được các cấp, các ngành quan tâm hưởng ứng phối kết hợp thực hiện, đã huy động được mọi tầng lớp xã hội tham gia tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi của nhân dân trong công tác Dân số - SKSS. Việc tuyên truyền giáo dục Dân số - SKSS đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, sinh hoạt ngoại khóa tại các cấp học phổ thông.

Đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới: Hàng năm tổ chức 2 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đến tận xã để cung cấp cho người dân; phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Đội văn hóa thông tin lưu động, lồng ghép các hoạt động về Dân số - SKSS với các lễ hội cộng đồng và chiếu phim lưu động tại các xã, bản khó khăn. Phát băng, đĩa VCD, tranh lật, tờ rơi có nội dung tuyên truyền về Dân số - SKSS tới tận thôn, bản.

Mô hình giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được triển khai thí điểm tại 6 xã của 2 huyện Điện Biên Đông và Mường Chà, thông qua các hình thức tuyên truyền đã nâng cao được nhận thức trong nhân dân về Luật hôn nhân gia đình và tác hại của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, từ đó làm giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống của người dân tại 6 xã triển khai (Hôn nhân cận huyết thống giảm từ 4% năm 2011 xuống còn 0% năm 2015, Tảo hôn giảm từ 16,8% năm 2011 xuống còn 10,4% năm 2014).

Thường xuyên tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác Dân số - SKSS với nhiều hình thức: Đài Phát thanh truyền hình, sách báo, thông tin, hội nghị, hội thảo, cổ động, tờ rơi, áp phích, tranh ảnh, sách lật, Hội thi tuyên truyền viên ....

3. Cung cấp các dịch vụ về dân số, sức khỏe sinh sản

Dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đã được mở rộng và nâng cao, đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng sử dụng. Đến nay, 96,9% Trạm y tế xã phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh đã thực hiện được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thường xuyên tại trạm. Tổ chức triển khai thực hiện 2 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có mức sinh cao; đồng thời triển khai khá hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn, đã góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số.

Hằng năm, hệ thống Dân số - KHHGĐ xây dựng kế hoạch cung cấp các phương tiện tránh thai đáp ứng với yêu cầu; việc tiếp nhận và điều phối các phương tiện tránh thai luôn được kịp thời, đáp ứng tương đối đầy đủ đến đối tượng có nhu cầu sử dụng. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai duy trì từ 65% đến 71%.

Chủ trương đa dạng hóa các phương tiện tránh thai được quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo cơ hội cho người sử dụng lựa chọn cho mình những phương tiện tránh thai phù hợp. Đến nay, đã hình thành ổn định các kênh cung cấp các dịch vụ, biện pháp tránh thai do các đơn vị Y tế thực hiện. Hằng năm cán bộ y tế cấp tỉnh, huyện, xã được đào tạo, cung cấp kiến thức nâng cao trình độ kỹ thuật và kỹ năng chăm sóc SKSS - KHHGĐ, bổ sung trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu cơ bản của người sử dụng.

4. Xã hội hóa công tác Dân số và Sức khỏe sinh sản

Công tác Dân số - SKSS được đưa vào kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh và các địa phương huyện, xã và nhiệm vụ của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; đã huy động sự tham gia của cộng đồng, xã hội, các tổ chức hỗ trợ, viện trợ và đông đảo người dân trong việc thực hiện công tác Dân số - SKSS.

Việc xã hội hóa công tác Dân số - SKSS được chú trọng và có chuyển biến tích cực. Nội dung về Dân số - SKSS được đưa vào hương ước, quy ước của một số xã, bản và là nội dung hoạt động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ tư nhân được mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

5. Một số kết quả chủ yếu đã đạt được đến hết năm 2015

5.1. Các mục tiêu về Dân số

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ