Kế hoạch 15/KH-VKSTC-V5 sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 15/KH-VKSTC-V5
Ngày ban hành 08/03/2013
Ngày có hiệu lực 08/03/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Thị Thủy Khiêm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-VKSTC-V5

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT MỘT NĂM THỰC HIỆN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004

Căn cứ Chỉ thị số 06/2011/CT-VKSTC ngày 20/5/2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân; thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/01/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013, trong đó có yêu cầu sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS sửa đổi). Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành “Kế hoạch sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” để tổ chức sơ kết trong toàn Ngành. Cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI SƠ KẾT

1. Mục đích

- Việc sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) nhằm đánh giá đầy đủ việc quán triệt nội dung của BLTTDS (sửa đổi); chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền tăng cường hướng dẫn pháp luật, bảo đảm các điều kiện để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục quán triệt và nắm vững nội dung Nghị quyết 37/2012/QH13 ngày 23/11/2013 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm; các Thông tư liên tịch, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện BLTTDS (sửa đổi); đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, trọng tâm là nâng cao về số lượng, chất lượng kháng nghị, kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm.

2. Yêu cầu

Việc sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Việc sơ kết thực hiện BLTTDS sửa đổi trong ngành Kiểm sát nhân dân phải đánh giá đúng, đầy đủ và khách quan việc thực hiện BLTTDS (sửa đổi), trọng tâm là những nội dung liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự.

- Viện kiểm sát các cấp, các đơn vị phải đánh giá đầy đủ thực trạng về tổ chức bộ máy, cán bộ; kết quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế; đề xuất giải pháp khắc phục, kiến nghị cấp có thẩm quyền tạo điều kiện để thực hiện tốt hơn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự trong thời gian tới.

- Để tổ chức sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi), yêu cầu các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp bám sát nội dung các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004; Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/03/2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao; Chỉ thị số 06/2011/CT-VKSTC ngày 20/5/1011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về triển khai thi hành BLTTDS sửa đổi trong ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính. Căn cứ quy định của pháp luật, các nhiệm vụ được giao, Viện kiểm sát các cấp kiểm điểm đánh giá tiến độ thực hiện, những việc đó thực hiện, đang thực hiện; những khó khăn, vướng mắc.

Trên cơ sở sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi), Viện kiểm sát các cấp, các đơn vị đề ra chủ trương, giải pháp hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền về những điều kiện để bảo đảm thực hiện tốt hơn BLTTDS (sửa đổi).

3. Thời điểm sơ kết

Sơ kết thực hiện BLTTDS sửa đổi được tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 có hiệu lực, từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/3/2013.

II. NỘI DUNG SƠ KẾT

1. Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối caoxây dựng báo cáosơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi), tập trung vào các nội dung chủ yếu là kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát tuân theo pháp luật theo quy định của BLTTDS (sửa đổi) của đơn vị mình và của Viện kiểm sát địa phương (đối với lĩnh vực mà đơn vị phụ trách); về tổ chức bộ máy, điều động, bố trí cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dân sự cho đội ngũ cán bộ; công tác bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác kiểm sát dân sự của Viện kiểm sát các cấp. Cụ thể như sau:

- Vụ 5 xây dựng báo cáo sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) đối với kết quả kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự của đơn vị; xây dựng báo cáo sơ kết thực hiện BLTTDS sửa đổi của toàn ngành Kiểm sát.

- Vụ 12 xây dựng báo cáo sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) của đơn vị

- Vụ 7 xây dựng báo cáo sơ kết của đơn vị và của toàn Ngành về kết quả tiếp nhận, phân loại, xác nhận đơn cho đương sự khiếu nại bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại và lao động;

- Các Viện phúc thẩm 1,2,3 xây dựng báo cáo sơ kết của đơn vị;

- Viện khoa học kiểm sát báo cáo về công tác xây dựng các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện BLTTDS (sửa đổi); phối hợp với Vụ 5 xây dựng báo cáo sơ kết một năm thực hiện BLTTDS (sửa đổi) của toàn Ngành;

- Vụ 9 báo cáo sơ kết về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ của toàn ngành để thực hiện BLTTDS sửa đổi; phối hợp với hai Trường đào tạo-bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát báo cáo về chủ trương, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện công tác kiểm sát dân sự;

- Văn phũng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về việc xây dựng các chỉ tiêu nghiệp vụ, các biểu mẫu thống kê, sổ sách nghiệp vụ đối với công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự;

- Trường đào tạo-bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát Hà Nội và Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh báo cáo về triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ để thực hiện BLTTDS (sửa đổi)

- Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát báo cáo về công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung BLTTDS (sửa đổi); về công tác kiểm sát dân sự;

- Cục Thống kê và công nghệ thông tin tổng hợp số liệu và Báo cáo biểu thống kê kết quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động từ ngày 1/1/2012 đến 31/3/2013; so sánh kết quả cùng kỳ năm trước;

[...]