Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2020 về khẩn cấp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tình hình mới

Số hiệu 148/KH-UBND
Ngày ban hành 22/05/2020
Ngày có hiệu lực 22/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Trịnh Xuân Trường
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148 /KH-UBND

Lào Cai, ngày 22 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Theo thông tin của Cục Thú y hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tiếp tục xảy ra tại một số địa phương; trong đó có hiện tượng bệnh DTLCP tái phát một hoặc nhiều lần tại các xã đã qua 30 ngày của nhiều tỉnh, thành phố, như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Nam…

Tại tỉnh Lào Cai: Từ ngày 01/5/2020 đến ngày 20/5/2020 bệnh DTLCP đã xảy tại 36 hộ trên địa bàn 20 thôn, 13 xã, thị trấn thuộc huyện Văn Bàn, huyện Bát Xát, huyện Mường Khương làm 162 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy (31 con lợn nái, lợn đực; 131 con lợn thịt, lợn con các loại), khối lượng tiêu hủy 6.870 kg.

Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Kế hoạch khẩn cấp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn không để bệnh DTLCP lây lan sang các xã, phường, thị trấn chưa phát sinh ổ dịch, vào các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung; khống chế giảm thiểu sự lây lan bệnh DTLCP tại các xã, phường, thị trấn đã phát sinh ổ dịch, bảo tồn những cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản để bảo tồn nguồn giống.

- Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi và cộng đồng trong công tác phòng chống bệnh DTLCP. Giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi lợn và ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác phòng chống, dập dịch, hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn mắc bệnh phải tiêu hủy và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP.

- Bảo đảm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), môi trường và các hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của Lào Cai.

- Từng bước hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ không đảm bảo yêu cầu về an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

2. Yêu cầu

- Công tác phòng, chống bệnh DTLCP cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, dập dịch với phương châm “phòng, chống dịch như chống giặc”; “phòng là chính, cơ sở và người dân là căn bản”; hộ chăn nuôi, chủ trang trại chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp cách ly an toàn sinh học.

- Giám sát chặt chẽ dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh DTLCP trên địa bàn, xử lý triệt để lợn mắc bệnh trong vòng 24 giờ,không để mầm bệnh phát tán ra môi trường.

- Áp dụng triệt để các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch tại các xã, phường, thị trấn đã có dịch; các biện pháp phòng dịch tại xã chưa có dịch, các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung.

- Các cơ quan ban ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm túc, triệt để theo chỉ đạo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và theo Kế hoạch này.

II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp các cấp (Ban Chỉ đạo) chỉ đạo toàn diện về công tác phòng, chống ngăn chặn bệnh DTLCP trên địa bàn.

- Ban Chỉ đạo thực hiện giao ban hàng tuần, đột xuất hoặc giao ban trực tuyến để cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

- Thành viên Ban Chỉ đạo trực tiếp đến ngay các địa bàn có dịch bệnh, có nguy cơ bị dịch bệnh uy hiếp để kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo toàn diện, tổ chức các biện pháp chống dịch.

- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và trên địa bàn. Chủ động tham mưu chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, thường xuyên đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Thành lập các đoàn kiểm tra của tỉnh, của huyện, thành phố tới tận các ổ dịch, các xã có nguy cơ bị dịch, có tổng đàn lợn nuôi với số lượng lớn để đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bệnh DTLCP.

2. Chế độ báo cáo, công bố dịch và công bố hết dịch

2. Chế độ thông tin, báo cáo, công bố dịch và công bố hết dịch

a) Chế độ thông tin, báo cáo: Bất kỳ ai khi phát hiện lợn bị bệnh, nghi bị bệnh DTLCP cần báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, chính quyền UBND cấp xã, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế hoặc Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm: Hàng ngày cập nhật, tổng hợp, báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trước15 giờ về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y), để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Cục Thú y; Hàng tháng tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình dịch bệnh, thiệt hại do dịch bệnh gây ra gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.

Trường hợp diễn biến bất thường, ổ dịch lớn, nguy cơ cao thực hiện báo cáo ngay, trực tiếp qua đường dây nóng.

[...]